GIÁO NGHĨA CỦA TOÀN CHÂN ĐẠO CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ
Đặc điểm
lớn nhất của Toàn Chân Đạo 全真道 chính là khuynh hướng
dung hợp Đạo, Nho, Thích tam giáo. Lúc ban đầu họ Vương 王 truyền
giáo đã chỉ ra chủ trương “thiên hạ vô nhị đạo, thánh nhân vô lưỡng tâm” 天下无二道, 圣人无两心, tam giáo trước
giờ là một nhà, dạy người ta trước tiên đọc “Đạo Đức kinh” 道德經, “Tâm kinh” 心經và “Hiếu kinh” 孝經, tuyên dương “vô tâm vong ngôn, nhu nhược thanh tĩnh, chính tâm thành ý,
thiểu tư quả dục” 无心忘言, 柔弱清静, 正心诚意, 少思寡欲 đem hiếu đạo của Nho gia cùng lí luận “thức tâm kiến tính:
của thiền học hấp thu vào trong Đạo giáo.
Về phương
pháp tu trì, coi trọng tu luyện tâm tính, tuy tính và mệnh kiêm tu nhưng lấy tu
tính làm chủ. Cường điệu tu luyện nội đan, coi nhẹ bùa chú cùng tạp thuật thiêu
luyện hoàng bạch. Đề xướng “trừ tình khứ dục, nhẫn sỉ hàm cấu, khổ kỉ lợi nhân,
truyền đạo tế thế” 除情去欲, 忍耻含垢, 苦己利人, 传道济世.
Gọi là “Toàn
Chân” 全真tức mang ý nghĩa nội tu chân công cùng với ngoại tu chân hành
song toàn.
Toàn Chân đạo còn mô phỏng theo chế độ tùng lâm của thiền tông Phật giáo, lần đầu tiên kiến lập chế độ tùng lâm của Đạo giáo. Chế định ra thanh quy giới luật nghiêm cách. Quy định đạo sĩ phải “tuyệt thị dục, đoạn tửu nhục, bất chuẩn súc thê tử” 绝嗜欲, 断酒肉, 不准蓄妻子phải xuất gia, cư trú tại cung quán …
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 11/5/2025
Nguồn
ĐẠO GIÁO THƯỜNG THỨC ĐÁP VẤN
道教常识答问
Tác giả: Khanh Hi Thái 卿希泰
Vương Chí Trung 王志忠
Đường Đại Triều 唐大潮
Giang Tô cổ tịch xuất bản xã, 1996