VƯƠNG HI CHI
Mộ của Vương Hi Chi 王羲之,
thư pháp gia trứ danh thời Đông Tấn tại thôn Hậu Xưởng 后厂trấn
Kim Đình 金庭thành phố Thặng Châu 嵊州.
Tại nơi này có mộ trủng, mộ bi, bi đình, mộ đạo phường, những kiến trúc hiện tồn, yên nghỉ
vị “Thư Thánh” 书圣 đã sáng
lập một phong cách thư pháp độc đáo.
Vương Hi
Chi 王羲之 (năm
303 – năm 361; có thuyết cho là năm 321 – năm 379), tự Dật Thiếu 逸少, nhân vì làm quan được bái là Hữu tướng quân 右将军, nên người đời gọi ông là Vương Hữu Quân 王右军, về thư pháp, ông và người con được hợp xưng là “nhị
Vương”.
Vương Hi
Chi xuất thân trong danh môn họ Vương ở Lang Da 琅琊,
trong gia tộc có danh thần thời Đông Tấn Vương Đạo 王导,
phụ thân là Vương Khoáng 王旷làm quan tới chức Hoài
Nam Thái thú 淮南太守, Vương Hi Chi từ nhỏ kế thừa gia học, lại được sự chỉ
dạy của Vệ phu nhân 卫夫人, thêm bản thân chuyên cần khổ luyện, về thư pháp thu
nạp sở trường của nhiều người, tự thành một thể. Thành ngữ “nhập mộc tam phân” 入木三分lúc ban đầu dùng để hình dung sự khổ luyện chuyên cần
học tập của Vương Hi Chi, người thợ khi thay những mộc bản mà ông viết, phát hiện
bút lực của ông mạnh mẽ, vết chữ ấn sâu bản gỗ đến 3 phân, về sau dùng để hình
dung thư pháp có bút lực mạnh mẽ, cũng dùng để ví kiến giải và nghị luận sâu sắc,
xác thiết.
“Lan
Đình tập tự” 兰亭集序tác phẩm đại biểu của ông được khen là “thiên hạ đệ nhất
hành thư” 天下第一行书, đáng tiếc là không còn chân tich truyền thế, tác phẩm
hiện tồn đều là tác phẩm mô phỏng theo của các đời. Vương Hi Chi nhân vì không
hợp với Phiêu kị tướng quân Vương Thuật 王述,
nên xưng bệnh từ quan, dời đến Kim Đình 金庭,
sau khi ông qua đời cũng được an táng nơi đó.
Thôn Hoa Đường 华堂trấn Kim Đình 金庭hiện nay là nơi tụ cư của hậu nhân đích truyền của Vương Hi Chi, con cháu đông đúc, đến nay đã truyền được hơn 50 đời. Từ đường trong thôn xưa được xây dựng vào khoảng niên hiệu Chính Đức 正德đời Minh, đến nay vẫn được bảo tồn rất tốt.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 10/3/2025
Nguồn
HOẠ THUYẾT BÁCH GIA TÍNH
画说百家姓
Ban biên tập: Đồ giải kinh điển 图解经典
Bắc Kinh Liên hợp xuất bản công ti, 2015