PHONG THIỆN CHI TRANH
Tư Mã Thiên đi sứ phía tây nam thời gian gần một năm.
Trong một năm đó, hứng thú của Vũ Đế đối với việc cầu thần
vấn tiên, tiến thêm một bước lên đến cao trào. Một số đại thần trong triều cùng
đạo sĩ, ra sức xúi giục Vũ Đế cử hành đại điển “phong thiện” 封禅.
Đại điển “phong thiện” trong truyền thuyết cổ đại là hoàng
đế thông qua một nghi thức thần bí, chiếu cáo với thần minh thiên địa chủ tể của
vạn vật, biểu thị bản thân mình là một quân vương hiền minh, sự thống trị của
mình là hợp với lí của thiên địa. Những người khuyên Vũ Đế cử hành “phong thiện”,
mục đích là a dua xu nịnh lấy lòng Vũ Đế. Bọn họ nói rằng:
-Ngài thống trị thiên hạ quả thực hợp với lí của thiên địa.
Đương nhiên Vũ Đế vô cùng vui mừng.
Sau khi Tư Mã Thiên rời Trường An 长安đi đến phía tây nam, Vũ Đế
cao hứng quyết định cử hành điển lễ “phong thiện”.
Vũ Đế rất tự tin đối với địa vị làm hoàng đế thống trị của
mình. Trải qua nhiều năm, tăng cường tập quyền trung ương, hùng tài đại lược của
ông đã được thi triển. Động cơ phong thiện của ông, căn bản không phải là nhìn
xem sự thống trị của mình có hợp với lí của thiên địa hay không, mà là muốn
nhân cơ hội đó lên núi thành tiên, trường sinh bất lão. Ông cho rằng phong thiện
có thể trực tiếp câu thông với trời, là một động cơ tốt cho việc cầu thần vấn
tiên.
Vũ Đế triệu tập một nhóm đạo sĩ, bảo họ định ra nghi thức
“phong thiện”, nhưng lại sợ thiên hạ chê cười, cho ông là mê tín, thế là lại
tìm hơn 50 nho sinh để nghiên cứu chi tiết của nghi thức. Ông muốn từ trong
kinh điển của nho gia tìm ra được y cứ lí luận của “phong thiện”, dùng để che đậy
động cơ thực tế “phong thiện” của mình.
Do bởi “phong thiện” chỉ là truyền thuyết cổ đại, không có
ghi chép trong kinh điển, nhóm nho sinh tìm không ra y cứ, lại sợ hoàng đế
trách tội là không có chân tài thực học, thế là đối với lễ nghi “phong thiện”
tiến hành tưởng tượng, mỗi cá nhân đều có ý riêng của mình nên tranh luận không
thôi.
Nhóm đạo sĩ cũng không chịu ở yên, làm ra các loại lễ khí
dùng trong nghi thức “phong thiện”.
Vũ Đế cầm lễ khí lên xem, bảo nho sinh đánh giá, có phải là
giống như trong kinh điển của nho gia đã nói không. Đám nho sinh vừa không dám
khẳng định lại không dám phủ định, nói một cách do dự bất quyết:
-Hình như là không giống với đồ thời cổ, còn cụ thể như
thế nào thì cần phải nghiên cứu thêm.
Vũ Đế nghe qua không nhịn được bèn đuổi ra hết.
Vũ Đế dứt khoát không che đậy, hoàn toàn theo ý kiến của đạo
sĩ, không tiếc hao phí nhân lực và tài lực, dùng trù bị trong công việc “phong
thiện”.
Sau khi các hạng mục đã chuẩn bị xong, Vũ Đế dẫn văn võ đại
thần cùng đám binh sĩ, tổng cộng đến 18 vạn ngưởi, rầm rầm rộ rộ, thanh thế
hùng hồn ra khỏi trường thành, hướng đến Hung nô thị uy, sau đó đắc ý dương
dương tự đắc đi xuống phía nam, đến trung bộ Thiểm Tây 陕西, tế tự lăng mộ Hoàng Đế 黄帝.
Khi tế lăng Hoàng Đế, trong đầu Vũ Đế đột nhiên sáng ra, hỏi:
-Hoàng
Đế vì sao mà có lăng mộ? Ông không phải là thần tiên bất tử sao?
Công Tôn Khanh Sinh 公孙卿生sợ bị lộ chân tướng, đã giảo
hoạt đáp rằng:
-Táng trong mộ chỉ là y quan của Hoàng Đế. Hoàng Đế
đương nhiên là đã vũ hoá thành tiên, thần tử của ông nhân vì nhớ đến ông mới
xây lăng mộ.
Vũ Đế rất hài lòng với câu trả lời đó, không hoài nghi chút
nào, đắc ý nói:
-Hoá ra là như thế, thần tử của Hoàng Đế không sai.
Tương lai ta sẽ thành tiên thăng thiên, thần tử của ta sẽ đem y quan của ta
táng vào trong Mậu Lăng 茂陵.
Vũ Đế khát vọng trường sinh bất lão, mộng tưởng vũ hoá đăng tiên, quả thực là mê tín đến độ không phân biệt được chân và giả.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 14/3/2025
Nguồn
TƯ MÃ THIÊN
司马迁
Tác giả: Đặng
Tương Tử 邓湘子
Triết Giang thiếu niên nhi đồng xuất bản xã, 2006.