销福与销名
清福上帝所吝 (1), 而习忙可以销福 (2).
清名上帝所忌 (3), 而得谤可以销名 (4).
(小窗幽记)
TIÊU
PHÚC DỮ TIÊU DANH
Thanh phúc Thượng
đế sở lận (1), nhi tập mang khả dĩ tiêu phúc (3).
Thanh danh Thượng
đế sở kị (3), nhi đắc báng khả dĩ tiêu danh (4).
(Tiểu song u kí)
Chú thích
1-Lận 吝: tiếc rẻ, không nở bỏ.
2-Tập mang 习忙: quen với bận rộn.
Tiêu phúc 销福: tiêu giảm hạnh phúc.
3-Thanh danh 清名: danh tiếng thanh liêm tốt đẹp.
4-Đắc báng 得谤: bị huỷ báng.
Dịch nghĩa
TIÊU PHÚC VÀ TIÊU DANH
Với cuộc sống thanh nhàn an dật, ngay cả Thượng
đế cũng tiếc rẻ, không nỡ hưởng dụng, nếu bạn quen với bận rộn, thì phúc phận
quý báu đó sẽ tiêu giảm đi.
Với danh tiếng thanh liêm, ngay cả Thượng đế cũng phải ghen ghét đố kị, nếu bạn bị người khác phỉ báng, thì thanh danh tốt đẹp đó sẽ tiêu giảm đi.
Phân tích và
thưởng thức
Có một câu chuyện như sau: Một vị phú ông hỏi
một anh nông phu đang ngủ dưới bóng cây, tại sao không đi cày. Nông phu mới hỏi
ngược lại rằng: “Tại sao phải ra sức cày cấy?” Phú ông đáp: “Có như vậy ông mới
kiếm được nhiều tiền, mua được nhiều đất.” Nông phu lại hỏi: “Mua nhiều đất rồi
như thế nào?” Phú ông đáp: “Ông có thể nhờ người khác trồng trọt cày cấy, còn
ông thì ngổi hưởng thanh phúc, ngủ dưới bóng cây.” Nông phu nói rằng: “Tôi chẳng
phải là đang ngủ đấy sao?” Mọi người thường xem “hưởng thanh phúc” là mục tiêu
cuối cùng trong việc truy cầu ở cuộc sống. Để ngày sau hưởng được thanh phúc mà
cả ngày bận rộn, ngựa không dừng vó. Kì thực, thanh phúc không phải là trạm cuối
cùng của bận rộn, mà là từng trạm từng trạm trạm tiếp nhiên liệu kịp thời thông
hướng đến điểm cuối cùng của đời người. Nhưng nếu chúng ta cứ một mực cắm đầu
lái xe, không chịu ngẩng đầu trông đường, thì thanh phúc trước mắt cũng sẽ qua
đi.
Mọi
người đều truy cầu thanh danh tốt đẹp, nhưng thanh danh không phải dễ duy trì.
Hàn Dũ 韩愈cũng từng nói:
Sự tu nhi báng hưng. Đức cao
như huỷ lai.
事修而谤兴.
德高而毀来
(Sự
nghiệp thành công, phỉ báng cũng theo đó mà nảy sinh. Có được phẩm đức cao thượng,
chê bai cũng theo đó mà tới)
Uy lực
của sự huỷ báng này rất lớn, nó có thể khiến cho thanh danh bao nhiêu năm tích
luỹ bị huỷ hoại trong phút chốc, cũng như mọi người đều nói:
Chúng khẩu thước kim, tích
huỷ tiêu cốt.
众口烁金,
积毀销骨
(Nhiều
người cùng chỉ trích, có thể làm kim loại tan chảy, nhiều lần huỷ báng cũng khiến
cho xương cốt tiêu tàn.)
Nhưng, gió mạnh cỏ cứng, thời gian dài mới thấy được lòng người, chỉ cần bản thân ngay thẳng thì không sợ bóng nghiêng, thực vàng không sợ lửa, ngày tháng dài lâu, những lời huỷ báng gièm pha sẽ tự nó huỷ diệt.
Phụ lục của
người dịch
Tiểu song u kí 小窗幽记 là tác phẩm ghi lại những cách ngôn tu thân xử thế do
Trần Kế Nho 陈继儒biên soạn, thể hiện thái độ nhân sinh tích cực của nho
gia về việc tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Tác phẩm này xưa nay được
xem là giai tác về việc tu dưỡng bản thân.
Toàn
sách được chia làm 12 quyển:
quyển 1: tập
tỉnh 集醒 quyển 2: tập
tình 集情 quyển 3: tập
tiễu 集峭
quyển 4: tập
linh 集灵 quyển 5: tập
tố 集素 quyển 6:
tập cảnh 集景
quyển 7: tập
vận 集韵 quyển 8: tập
kì 集奇 quyển 9:
tập ỷ 集绮
quyển 10: tập
hào 集豪 quyển 11: tập
pháp 集法 quyển 12: tập
thiến 集倩
Theo http://www.360doc.com/content
http://baike.baidu.com/view/147434.htm
Tiểu song u kí được dùng ở đây do Lôi Phương 雷芳 chú dịch, Sùng Văn thư cục xuất bản năm 2007, sách này không chia thành 12 quyển như ở trên.
Trần Kế Nho 陈继儒 (1558 – 1639):
văn học gia, thư hoạ gia đời Minh, tự Trọng Thuần 仲醇,
hiệu Mi Công 眉公, người Hoa Đình 华亭
Tùng Giang 松江 (nay là Tùng Giang Thượng Hải).
Trần Kế Nho lúc nhỏ đã thông
minh, ông học rộng biết nhiều, giỏi cả thơ lẫn văn, về thư pháp theo Tô Thức 苏轼, Mễ Phế 米芾 nổi tiếng một thời.
Khoảng những năm hai mươi mấy tuổi, ông tuyệt ý với khoa cử, ẩn cư tại Tiểu Côn
sơn 小昆山, sau cất nhà tại Đông Xà 东佘
suốt ngày đóng cửa viết sách. Triều đình nhiều lần cho mời nhưng ông đều lấy cớ
bệnh tật từ chối.
Trần Kế Nho cả một đời đọc rất
nhiều, trứ thuật cũng đồ sộ phong phú. Tác phẩm của ông có Trần Mi Công toàn tập 陈眉公全集 truyền đời.
Nguồn http://www.360doc.com/content
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 26/7/2024
Nguyên tác
TIÊU PHÚC DỮ TIÊU
DANH
销福与销名
Trong quyển
TIỂU SONG U KÍ
小窗幽记
Tác giả: Trần Kế Nho 陈继儒
Chú dịch: Lôi Phương 雷芳
Sùng Văn thư cục, 2007.