Dịch thuật: Lượng từ của ngựa sao là "thất" (tiếp theo)

 

LƯỢNG TỪ CỦA NGỰA SAO LÀ “THẤT”

Bàn về chữ “thất”

(tiếp theo)

          Trong “Phong tục thông” 风俗通còn có một thuyết nữa, ngựa khi chạy trong đêm, mắt của nó có thể thấy rõ đến 4 trượng , 4 trượng cũng chính là 1 thất , cho nên với mã dùng “thất” làm lượng từ. Lại nói rằng: độ dài của ngựa từ đầu đến đuôi, cùng với độ rộng của bước chân, hợp lại vừa đúng 1 thất. Lại thêm, ngựa sau khi chết có thể mua được 1 tấm vải (nhất thất bố 一匹布). Trong sách này còn có nói: Lễ vật mà các chư hầu cổ đại tặng nhau thường dùng ngựa và bó lụa. Lượng từ của lụa (bạch ) là “thất” , bó lụa và ngựa tương đương, cho nên lượng từ của ngựa cũng gọi là “thất” . Tóm lại các thuyết tương đối phức tạp khó mà khiến người ta nhất trí.

          Bất đồng với các thuyết trên, là Lưu Hiệp 刘勰 thời Nam triều – tác giả của bộ “Văn tâm điêu long” 文心雕龙. Trong “Văn tâm điêu long – Chỉ hà” 文心雕龙 - 指瑕, đã phê bình cách nói của Ứng Thiệu 应劭trong “Phong tục thông”. Ông chỉ ra rằng, đếm đầu ngựa, tính đuôi ngựa, từ đó mà có ý nghĩa của “thất” , không phải là phương pháp của sự vật biện chứng (1). Ông cho rằng, lượng từ của xe là “lượng” , là bởi vì xe có hai bánh, cho nên chữ (lượng) từ chữ (lưỡng) mà ra. Ngựa lấy “thất” làm lượng từ cũng hàm ý một cặp ngang nhau. Đó chính là “phó xa” 副车và “chính xa” 正车ngang nhau, “tham mã” 参马ở hai bên cùng với “phục mã” 服马ở giữa ngang nhau. “Phó xa” và “chính xa”, “tham mã” và “phục mã” đều thành đôi cặp, cho nên danh xưng lượng từ cũng thành đôi cặp, Sau khi danh xưng lượng từ đã định, ngày rộng tháng dài, “đơn thất mã” 单匹马 (1 con ngựa) cũng dùng “thất” . Lưu Hiệp còn lấy cụm “thất phu thất phụ” 匹夫匹妇 để chứng minh. Phu phụ vốn mang nghĩa một đôi phối hợp nhau (thất phối 匹配), về sau phu phụ đơn xưng cũng có thể dùng “thất” . Quả đúng là như thế, câu mà Cố Viêm Vũ 顾炎武 nói:

Thiên hạ hưng vong, thất phu hữu trách

天下兴亡, 匹夫有责

“thất phu” 匹夫trong câu này chẳng phải là chỉ riêng một người đàn ông bình thường sao?  Rất rõ ràng, “thất” trong câu danh ngôn này đã không còn mang ý nghĩa thành đôi cặp.

          Lưu Hiệp không chỉ nói có lí, mà nói còn có chứng cứ, nhưng cũng phải nói lại, tài liệu mà Ứng Thiệu chép trong “Phong tục thông” là một số tìm tòi của nhiều người khác trong tình huống không biết lí giải tại sao ngựa lại dùng “thất” . Trong quá trình tìm tòi, họ đã lưu lại tư liệu dân tục quý báu. Không ngại mà nói rằng, kết luận của khoa học chỉ có thể được trong quá trình tìm tòi nghiên cứu một cách rộng rãi.  (hết) 

Chú của nguyên tác

1-“Văn tâm điêu long – Chỉ hà tứ thập nhất” 文心雕龙 - 指瑕四十一 chú:

          Nhi Ứng Thiệu thích thất, hoặc lượng thủ số đề, tư khởi biện vật chi yếu tai.

          而应劭释疋, 或量首数蹄, 斯岂辨物之要哉.

          (Ứng Thiệu giải thích chữ “thất”, hoặc là đếm đầu hoặc là tính vó, đó há là cách trọng yếu để làm rõ vật sao?)

          Trang 638, Nhân dân Văn học xuất bản xã.

                                                           Huỳnh Chương Hưng

                                                          Quy Nhơn 07/5/2024

Nguyên tác Trung văn

MÃ HÀ DĨ XƯNG THẤT

ĐÀM “THẤT

马何以称

 

Trong quyển

HÁN TỰ THẬP THÚ

汉字拾趣

Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)

Phúc Đán Đại học xuất bản xã, 1998

Previous Post Next Post