LƯỢNG TỪ CỦA NGỰA SAO LÀ “THẤT”
Bàn về chữ “thất” 匹
Lượng từ trong Hán ngữ rất nhiều, việc chọn lựa tên gọi lượng
từ cũng rất hay, như:
“Nhất
phiến vân” 一片云 (một đám mây), nhất diệp thiên chu” 一叶扁舟(một chiếc thuyền con) là từ
hình thể của nó mà định ra danh xưng.
“Nhất
vĩ ngư” 一尾鱼 (một con cá), “nhất phong đà” 一峰驼 (một con lạc đà) là căn cứ
vào đặc trưng hình thể của nó mà định ra danh xưng.
“Y
nhất lĩnh” 衣一领 hoặc “y nhất tập” 衣一袭 (áo một chiếc) là căn cứ vào
đặc điểm của phục trang, hoặc những bộ phận kết hợp làm thành phục trang mà định
ra danh xưng.
Nhưng
với “bố thất” 布匹 (vải vóc) tại sao lại dùng “thất” 匹; “mã” (ngựa) cũng dùng “thất”
匹. “Thất”
匹 ở vải
vóc và “thất” 匹ở ngựa có liên hệ gì?
“Hán
thư – Thực hoá chí” 汉书 - 食货志 cho
chúng ta biết, rộng 2 xích 2 thốn, dài 4 trượng là “thất”. Nhưng tại sao lại gọi
là “thất” 匹, điều này phải bắt đầu từ thời cổ mà nói, “bố” 布 (vải) là “đoan” 端, “đoan”
端cũng là
lượng từ. Tra trong “Tả truyện – Chiêu Công nhị thập lục niên” 左传
- 昭公二十六年, Đỗ Dự 杜预chú rằng:
Nhị trượng vi nhất đoan, nhị
đoan (tứ trượng) vi nhất lưỡng (1).
二丈为一端,
二端 (四丈)为一两.
(2 trượng là 1 đoan, 2 đoan
(4 trượng) là 1 lưỡng)
Tại
sao gọi là “lưỡng” 两, bởi vì 2 trượng song hành cho nên là “lưỡng” 两, “lưỡng” 两chính là
“thất” 匹. 30 lưỡng tức 30 thất (2). Nhưng trong “Tiểu nhĩ trĩ” 小尔稚lại
nói:
Bội lưỡng vị chi thất (3).
倍两谓之匹
(Gấp đôi lưỡng gọi là thất).
“Từ nguyên” 辞源 theo thuyết ở trên.
“Mã” (ngựa) tại sao lại dùng
“thất”?
Chữ “thất” 匹 trong “mã thất” 马匹xuất hiện rất sớm. Trong “Tả
truyện – Tương Công nhị niên” 左传 - 襄公二年có
câu:
“Ngưu mã giai vi thất” (4)
牛马皆为匹
(Trâu ngựa đều là “thất”)
Về sau chuyên dùng cho ngựa. Trong “Trang Công thập bát
niên” 庄公十八年có câu:
Mã tam thất
马三匹
(Ngựa 3 con)
Tìm hiểu ngựa sao lại dùng từ đó, nó có nguồn gốc từ sớm,
hơn nữa cách nói cũng bất nhất. Mãi đến khi chúng tôi tìm hiểu, trong “Nghệ
văn loại tụ” 艺文类聚cho chúng ta biết:
Nhan Hồi vọng kiến Ngô Môn mã, kiến nhất thất luyện. Khổng
Tử viết: ‘Mã dã.’ Nhiên nhi mã chi quang cảnh nhất thất (đồng thất) trường nhĩ,
cố hậu nhân hiệu mã vi thất (5).
颜回望见吴门马, 见一疋练. 孔子曰: ‘马也’. 然而马之光景一疋 (同匹) 长耳, 故后人号马为一匹.
(Nhan Hồi nhìn đám ngựa Ngô Môn ở xa, thấy như một
dãi lụa. Khổng Tử bảo rằng: ‘Ngựa đấy’. Nhưng quang cảnh bầy ngựa như tấm lụa rất
dài, cho nên người đời sau gọi ngựa là “thất”.)
“Quang cảnh nhất thất trường” 光景一匹长trong câu đó dài như một tấm
lụa, là phỏng đoán. Nhưng ngựa sao lại dài 1 thất? Trong “Nghệ văn loại tụ”
cho chúng ta biết một tư liệu khác:
Nho thư xưng Khổng Tử dữ Nhan Hồi câu đăng Lỗ Thái sơn,
vọng kiến Ngô Xương môn vị viết: “Nhĩ hà kiến”. Đối viết: “Kiến nhất thất luyện”
(6).
儒书称孔子与颜回俱登鲁太山, 望吴阊门谓曰: “尔何见”. 对曰: “见一匹练.”
(Sách Nho có nói Khổng Tử và Nhan Hồi đều lên Thái sơn nước
Lỗ, nhìn cổng Ngô Xương ở xa nói rằng: “Trò thấy được gì”. (Nhan Hồi) đáp rằng:
“Thấy một ‘thất’ (dãi) lụa”.)
Nếu như lên Thái sơn cao nhìn ra xa, dài 1 “thất” rốt cuộc
là dài bao nhiêu, thật khó mà nói rõ, đây chỉ là cách nói mơ hồ. Trong “Nghệ
văn loại tụ” lại dẫn lời trong “Phong tục thông” 风俗通của
Ứng Thiệu 应劭 cuối đời Hán:
Tướng mã nhân bả mã tỉ tác quân tử, mã dữ nhân tương thất,
sở dĩ mã đích lượng từ xưng thất liễu.
相马人把马比作君子, 马与人相匹, 所以马的量词称匹了.
(Người xem tướng ngựa đã đem ngựa sánh với quân tử, (sau
khi xem qua tướng mới xác định ngựa hay hoặc dở, người có tài năng hay không) ngựa
với người tương đương, cho nên lượng từ của ngựa gọi là “thất”)
(còn tiếp)
Chú của
nguyên tác
1-Tả truyện – Chiêu Công
nhị thập lục niên 左传 - 昭公二十六年.
Xem Từ nguyên 辞源, đệ tam sách, trang 2342.
2-Tả truyện – Mẫn Công nhị
niên 左传 - 闵公二年. Xem Từ nguyên 辞源 đệ
nhất sách, trang 256.
3-Phương Dĩ Trí toàn thư – Thông nhã 方以智全书 - 通雅 trang 1216. Thượng
Hải cổ tịch xuất bản xã.
4-Năng Cải Trai mạn lục 能改斋漫录 (thượng),
trang 289. Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã.
5- Nghệ văn loại tụ 艺文类聚 tứ sách, trang
1612. Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã.
6- Nghệ văn loại tụ 艺文类聚tứ sách, 1618. Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 06/5/2024
Nguyên tác Trung văn
MÃ HÀ DĨ XƯNG THẤT
ĐÀM “THẤT”
马何以称 匹
谈 “匹”
Trong quyển
HÁN TỰ THẬP THÚ
汉字拾趣
Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)
Phúc Đán Đại học xuất bản xã,
1998