LÀN THU THUỶ, NÉT XUÂN SƠN (25)
Trong thơ văn cổ, khi miêu
tả người đẹp thường dùng hình tượng “thu thuỷ” để ví đôi mắt và “xuân sơn” để
ví chân mày, “mi nhược xuân sơn, nhãn nhược thu thuỷ” 眉若春山, 眼若秋水 (chân mày như núi mùa xuân,
đôi mắt như nước mùa thu). Tô Thức 苏轼 đời Tống trong bài từ Du thưởng 游赏 theo
điệu Nam ca tử 南歌子
đã viết:
Sơn dữ ca mi
liễm
Ba đồng tuý
nhãn lưu
山与歌眉敛
波同醉眼流
(Sắc núi xanh nhạt như chân
mày của ca nữ
Sóng biếc chảy như đôi mắt
say mơ màng)
Và Nguyễn Duyệt 阮阅đời Tống trong bài từ Lâu thượng hoàng hôn hạnh hoa hàn 楼上黄昏杏花寒 theo điệu Nhãn nhi mi 眼儿眉 đã viết:
Doanh doanh
thu thuỷ
Đạm đạm xuân
sơn
盈盈秋水淡淡春山
(Đôi mắt như nước mùa thu
long lanh
Chân mày nhạt như núi mùa
xuân tươi đẹp)
Trong Hồng lâu mộng 红楼梦 hồi thứ 30, khi nói về nhân
vật Linh Quan 龄官, Tào Tuyết Cần 曹雪芹 cũng đã viết:
Mi túc xuân
sơn, nhãn tần thu thuỷ.
眉蹙春山, 眼颦秋水
(Mày chau như núi mùa xuân,
mắt long lanh như nước mùa thu)
Làn thuy thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
(“Truyện Kiều” 25 – 26)
Làn thu thuỷ,
nét xuân sơn: Chỉ mắt trong như làn
sóng mùa thu, lông mày nét tươi như sắc núi mùa xuân. Chữ của Tình sử “Nhãn như
thu thuỷ, my tựa xuân sơn”, nghĩa là: Mắt như nước thu, lông mày như núi xuân.
Nói chung khi tả người, Nguyễn Du cũng như các nhà văn xưa chỉ viết theo những
từ ngữ có sắn, không viết theo cái nhìn trực tiếp.
Nét xuân
sơn: Đường nét của núi mùa xuân, chỉ
lông mày đen.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích,
ghi rằng:
Nhỡn quang thu thuỷ
眼光秋水
(Mắt
lóng lánh như làn nước mùa thu)
Mi đạm xuân sơn
眉淡春山
(Mày
xanh hơn vẻ núi mùa xuân)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới,
1960)
Xét: Theo “Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn
phiên Nôm, thì câu 25 này là:
HƯƠNG
thu thuỷ, VẾT xuân sơn
(Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 01/01/2020
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật