KHUÔNG HÀNH KHOÉT VÁCH NHỜ ÁNH SÁNG
Khuông
Hành 匡衡là
kinh học đại sư thời Tây Hán, năm 36 trước công nguyên thay Vi Huyền Thành 韦玄成đảm nhậm chức Tể tướng, “phong
Lạc An Hầu, thực ấp lục bách hộ” 封乐安侯, 食邑六百户.
Khuông Hành lúc nhỏ vô cùng ham học, nhà
nghèo, ban ngày đi làm thuê cho người ta để kiếm tiền đi học, tối đến mới có thời
gian xem sách. Nhưng vì mua không nỗi sáp thắp, sau khi trời tối không biết làm
thế nào, cả buổi tối lãng phí khiến Khuông Hành không cam lòng. Cách vách nhà
Khuông Hành là một hộ rất giàu, đêm đến trong nhà đèn đuốc thắp sáng suốt đêm,
khiến Khuông Hành rất ham thích. Rồi một ngày, ông lấy can đảm đến nhà nọ xin,
hi vọng đêm đến có thể nhờ chút ánh sáng của họ để đọc sách. Nhà hàng xóm đó rất
có thế lực, trước giờ xem thường người nghèo, đã chê cười Khuông Hành, đuổi đi.
Khuông Hành trong lòng không phục, quyết tâm phải đọc được sách. Nhưng về đến
nhà, nhìn thấy gian phòng tối om om, lại cảm thấy không biết làm thế nào. Lúc bấy
giờ, Khuông Hành quay đầu lại nhìn, ánh sáng từ cửa sổ nhà nọ hắt ra khiến ông đột
nhiên loé lên hi vọng, họ đã không đồng ý cho mình nhờ ánh sáng, vậy tại sao không
đục một cái lỗ nơi vách nhà mình? Như vậy ánh sáng không thể rọi đến nhà mình
sao? Nghĩ đến cách này, Khuông Hành vô cùng vui mừng, bắt đầu khoét một cái lỗ
nơi vách, Vì sợ nhà hàng xóm nghe được nên ông rất cẩn thận. Mất một khoảng thời
gian, cuối cùng đã khoét xong, ánh sáng ngọn nến leo lét xuyên qua. Khuông Hành
lập tức lấy sách tựa vào tường để xem. Hàng đêm đọc sách tựa như đói khát,
trong nhà chỉ có mấy quyển, ông đã nhanh chóng đọc xong.
Không còn sách để đọc lại khiến Khuông
Hành khổ não, thế là ông bắt đầu mượn sách khắp nơi. Nhưng nhân vì người quen
biết cũng đều nghèo khổ, cơ bản trong nhà cũng không có sách, Khuông Hành đành hằng
đêm đem mấy quyển mà không biết đã đọc qua bao nhiêu lần đọc lại. Ngày nọ, Khuông
Hành nghe nói gần đây có một hộ cực giàu, có rất nhiều sách, thế là Khuông Hành
chạy đến nhà nọ xin làm thuê, không nhận tiền, chỉ xin mượn sách để đọc. Chủ nhân
nhà nọ hâm mộ tinh thần cầu học của Khương Hành, liền đáp ứng yêu cầu của ông.
Dựa vào sự nỗ lực học tập không ngừng, Khuông Hành thời thanh niên nhân vì học
thức uyên bác, tài trí xuất chúng mà được mọi người tôn kính.
Mấy năm sau, Khuông Hành lên kinh thành
ứng thí, do bởi không tuân theo quy phạm đương thời để làm bài nên thi không đậu.
Sau 9 lần thi, Khuông Hành mới đậu Bính khoa 丙科, được nhậm mệnh làm Thái thường chưởng cố 太常掌故, chủ yếu phụ trách nắm
giữ lịch sử và sự biến đổi của chế độ lễ nhạc. Chẳng bao lâu lại được điều đến
quận Bình Nguyên 平原đảm
nhậm chức “văn học” 文学 (chức vụ giáo quan mà đời Hán thiết lập tại châu quận).
Năm 48 trước công nguyên, Hán Tuyên Đế
汉宣帝 băng,
Hán Nguyên Đế 汉元帝kế vị rất thích nho thuật văn từ, nhất là ham thích
“Thi kinh” 诗经. Khuông Hành nghiên cứu rất kĩ trứ tác kinh điển của
Nho gia, đối với “Thi kinh”
lại càng có kiến giải đặc biệt của mình. Đương thời đã có câu nói:
Vô thuyết thi,
Khuông đỉnh lai; Khuông ngữ thi, giải nhân di.
无说诗, 匡鼎来; 匡语诗, 解人颐
(Ai cũng chớ có nói Thi, vì đã có Khuông Hành nói rõ
ràng mạch lạc; một khi Khuông Hành đã nói Thi, thì tinh thần người nghe rất sảng
khoái.)
Ý nghĩa là nghe Khuông Hành giải thích
“Thi kinh” có thể làm cho người ta tinh
thần sảng khoái.
Trước khi làm quan, nơi quê nhà của Khuông Hành có
một người giải thuyết “Thi kinh”,
Khuông Hành cùng với người nọ tranh biện những nghi vấn. Kết quả nói được một nửa,
người nọ ngay cả dép cũng không mang vội bỏ chạy mất, không dám quay trở lại nói
“Thi kinh”. Trải qua tiến cử, Khuông
Hành có cơ hội giải thuyết “Thi kinh” cho Hán Nguyên Đế. Hán Nguyên Đế vô cùng
tán thưởng tài học của Khuông Hành, nhậm mệnh ông làm Ngự sử đại phu 御史大夫.
Năm 36 trước công nguyên, Thừa tướng Vi Huyền Thành qua đời, Khuông Hành thay Vi Huyền Thành nhậm chức Thừa tướng, nắm giữ chính vụ toàn quốc.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 14/5/2024
Nguồn
TĂNG QUẢNG HIỀN VĂN
增广贤文
Thanh . Chu Hi Đào 周希陶 tu đính
Nam Kinh: Giang Tô Phụng Hoàng mĩ
thuật xuất bản xã. 2015