CHẤT TỐ VÀ CHẤT LƯỢNG
Một
người bạn hỏi tôi, chỉ nói riêng về chất lượng của vật phẩm, người Hồng Kông
nói là “chất tố” 质素, người Bắc Kinh nói là “chất lượng”
质量. Nói về chất lượng của vật phẩm, không hề bao hàm ý
nghĩa “lượng” bên trong, sao lại nói là “chất lượng”?
Vấn đề
này hỏi rất hay, ý kiến của các nhân tôi là: Cần kết hợp “Hán ngữ cấu từ pháp” 汉语构词法 (phương pháp cấu tạo từ của Hán ngữ) mới có thể nói rõ được.
Trong
Hán ngữ có một số lượng lớn từ phức hợp, chủng loại của từ phức hợp không như
nhau, có loại là do 2 từ tố đồng nghĩa (tức 2 chữ đồng nghĩa), dựa theo mối
quan hệ đẳng lập cấu thành, như “lương thực” 粮食, “mĩ lệ” 美丽, “thuỵ miên” 睡眠, trong đó lương 粮 / thực 食, mĩ 美 / lệ 丽, thuỵ 睡 / miên 眠 ý nghĩa tương đồng, ở vào địa vị đẳng lập. “Chất tố” 质素chính là từ thuộc về loại hình này.
Một
loại từ phức hợp tương đối đặc thù do 2 từ tố đồng nghĩa hoặc trái nghĩa hoặc gần
nghĩa cấu thành, trong đó một từ tố không biểu thị ý nghĩa, người ta gọi nó là
“thiên nghĩa phức từ” 偏义复词 (từ phức chỉ thiên về một nghĩa).
Ví dụ như trong “Mạnh Tử - Công Tôn Sửu thượng” 孟子 - 公孙丑上có câu:
Nhược thát chi vu thị triều.
若挞之于市朝
(Coi như đánh ông ta ở chốn thị triều)
“thị triều” 市朝 ở đây
không phải kiêm chỉ phố thị và triều đình, mà là chỉ phố thị, nhân vì thời cổ
không thể trực tiếp tại triều đình đánh người.
Trong
“ Mặc Tử - Phi công thượng” 墨子 - 非攻上:
Kim hữu nhất nhân, nhập nhân viên phố, thiết kì đào
lí.
今有一人, 入人园圃, 窃其桃李
(Nay có người lẻn vào vườn người ta hái trộm đào lí)
Đã là hái trộm đào lí, thế thì, nơi mà lén vào là
“viên” 园chứ không phải là “phố” 圃, nhân vì “phố” 圃là nơi trồng rau.
Trong
“Sử kí – Thích khách liệt truyện” 史记 - 刺客列传:
Bất năng vô sinh đắc thất
不能无生得失
(Không thể để mất)
ở đây chỉ “bất năng vô thất” 不能无失, chữ “đắc” 得 không có ý nghĩa. “Thị triều” 市朝, “viên phố”
园圃, “đắc thất”得失 đều là “thiên nghĩa phức từ”.
Trong
Hán ngữ hiện đại cũng có từ loại này, như một vị thầy giáo hỏi:
Ngã tùng sự giáo học công tác dĩ kinh thập niên.
我从事教学工作已經十年
(Tôi theo công việc dạy học đã 10 năm)
Từ “giáo học” 教学ở đây là chỉ “giáo thư” 教书 (dạy học), “học” 学 chỉ là một âm tiết không có ý nghĩa.
Và
như “bất cố cá nhân an nguy” 不顾个人安危 (không nghĩ đến an nguy của cá nhân), “an nguy” 安危là “thiên nghĩa phức từ”, chỉ nguy hiểm. “Chất lượng” 质量nói ở trên thuộc về từ của loại hình này.
Phương
thức cấu tạo của 2 từ “chất tố” 质素, “chất lượng”
质量 khác nhau, đều có thể dùng để chỉ chất lượng của vật phẩm, nói rõ tính đa
dạng trong phương thức cấu tạo từ của Hán ngữ.
“Thiên nghĩa phức từ” là do khi sử dụng ngôn ngữ mà ước định tục thành, như “sĩ nữ” 士女 là “tịnh liệt phức từ” 并列复词 (phức từ đẳng lập), chỉ nam và nữ; nhưng “nữ sĩ” 女士 thì lại là “thiên nghĩa phức từ”, là từ tôn xưng đối với nữ, không bao hàm nam trong đó (1).
Chú của nguyên tác
1-Xét, “sĩ nữ” 士女có thể dùng theo “thiên nghĩa phức từ”. chỉ phụ nữ. “Nữ sĩ” 女士có thể dùng theo “tịnh liệt phức từ” chỉ nam và nữ, nhưng đều không phải thường lệ.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 25/5/2024
Nguồn
HÁN NGỮ HÁN TỰ VĂN HOÁ THƯỜNG ĐÀM
汉语汉字文化常谈
Tác giả: Tào Tiên Trạc 曹先擢
Thương vụ ấn thư quán Quốc Tế hữu hạn công ti
Trung Quốc – Bắc kinh 2015