LAI LỊCH CÂU “THÀNH DÃ TIÊU HÀ, BẠI DÃ TIÊU HÀ”
“Thành
dã Tiêu Hà, bại dã Tiêu Hà” 成也萧何, 败也萧何tức thành công do Tiêu Hà, mà thất bại cũng do Tiêu
Hà, ý nói việc sinh tử thành bại đều do một người. Câu này xuất xứ từ trong “Dung
Trai tục bút – Tiêu Hà cấp Hàn Tín” 容斋续笔 - 萧何给韩信của Hồng Mại 洪迈triều Tống:
Tín
chi vi Đại tướng quân, thực Tiêu Hà sở tiến, kim kì tử dã, hựu xuất kì mưu. Cố
lí ngữ hữu ngữ ‘Thành dã Tiêu Hà, bại dã Tiêu Hà’ chi ngữ.
信之为大将军, 实萧何所荐, 今其死也, 又出其谋. 故俚语有 ‘成也萧何, 败也萧何’ 之语.
(Hàn
Tín làm Đại tướng quân, là do Tiêu Hà tiến cử, nay bị xử chết, cũng xuất phát từ
mưu của ông ta. Cho nên trong dân gian có câu ‘Thành dã Tiêu Hà, bại dã Tiêu Hà’.)
Tiêu Hà
萧何là Tể tướng của Hán Cao Tổ Lưu Bang 汉高祖刘邦, từng dưới trăng đuổi theo Hàn Tín 韩信, gầy dựng sự nghiệp cho Hàn Tín. Nhưng, cái chết của
Hàn Tín cũng là do bởi mưu tính của Tiêu Hà, cho nên việc sinh tử thành bại của
Đại tướng quân Hàn Tín hoàn toàn là do Tiêu Hà, cho nên có câu “Thành dã Tiêu
Hà, bại dã Tiêu Hà”.
Hàn Tín
lúc trẻ nhà nghèo, sau đến với Hạng Lương 项梁,
chẳng có tiếng tăm gì; sau khi lệ thuộc Hạng Vũ 项羽,
cũng chỉ làm tiểu Lang trung, từng nhiều lần dâng kế sách lên Hạng Vũ, nhưng đều
chưa được tiếp nhận. Khi Lưu Bang vào đất Thục, Hàn Tín bỏ Sở đến Hán, cũng chỉ
vất vả làm viên tiểu lại nghinh đón khách, nhân vì phạm pháp mà suýt bị chém đầu.
Ông khẩu xuất cuồng ngôn, làm kinh động đến Đằng Công Hạ Hầu Anh 滕公夏侯婴, bị tiến cử làm Đô uý coi về thóc lúa. Tiêu Hà phát
hiện Hàn Tín có kì tài, tiến cử lên Hán Vương, nhưng chưa được trọng dụng. Hàn
Tín thấy không có triển vọng, bèn theo chúng tướng đào vong. Tiêu Hà chưa kịp
thỉnh thị ý kiến, dưới trăng đuổi theo Hàn Tín. Về sau Hàn Tín được bái làm Đại
tướng quân, đó chính là “thành dã Tiêu Hà”.
Sau Hàn
Tín và Hạng Vũ cùng “trục lộc trung
nguyên” 逐鹿中原, lập được chiến công hiển hách cho triều Hán, được
phong đứng vào hàng vương hầu. Nhưng về sau có người vu cáo Hàn Tín mưu phản,
Lưu Bang bèn tước bỏ binh quyền của ông. Trần Vương 陈王mưu
phản, Hàn Tín ngầm liên lạc, nhưng bị gia thần cáo phát. Lữ Hậu 呂后muốn triệu kiến Hàn Tín, nhưng lại sợ ông ta không đến,
thế là cùng Tiêu Hà thương nghị. Tiêu Hà mưu sâu kế hiểm, phái người truyền chỉ
Hàn Tín, lên tiếng rằng Trần Vương đã bị bắt và giết chết, liệt hầu, quần thần
đều vào cung chúc mừng. Tiêu Hà gạt Hàn Tín, nói rằng:
-Ông dù có bệnh trên người,
cũng phải cố gắng vào cung chúc mừng, để tránh bị hoàng thượng sinh nghi.
Hàn Tín
nhất thời hồ đồ, tiến vào cung môn, lập tức bị tay đao phủ của Lữ Hậu mai phục
bắt trói, sau đó bị giết ở cung Vị Ương 未央.
Đó chính là “bại dã Tiêu Hà”.
Tóm lại,
trong cuộc đời của Hàn Tín, Tiêu Hà có một vai trò then chốt. Hàn Tín nhờ ông
ta mà được trọng dụng, cuối cùng cũng do cơ mưu của ông ta mà chết, quả thực
khiến người ta cảm thán.
Hiện tại người ta dùng điển cố này để ví sự thành công hay thất bại của cá nhân đều do một người tạo nên.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 19/4/2024
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013