CUỘC SỐNG
LAO ĐỘNG CỦA TIÊN DÂN
NHÌN TỪ
CA DAO NGUYÊN THUỶ
(tiếp theo)
Lao động
săn bắn cùng với ca múa, nói chung, có thể biểu hiện được sự tự tin của người
lao động, tăng cường dũng khí của họ. Việc săn bắn vào thời kì ban đầu, tuy công
cụ tương đối nguyên thuỷ thô sơ, nhưng tinh thần đấu tranh với dã thú rất mạnh.
Đến thời kì nông canh, nhân vì bị sự xâm hại của tự nhiên, nhân đó mà phản ánh
trong ca dao, thường là sự bất lực của người nguyên thuỷ đối với sự chi phối của
tự nhiên, hoặc giả họ cầu đảo vì cho tai hoạ của tự nhiên là một lực siêu nhiên.
Thế là xuất hiện nội dung tế tự nông thần hoặc những lời cầu khấn, biểu đạt người
lao động nguyên thuỷ cầu khấ mongn tránh được sự nguy hại của tự nhiên, hi vọng
dưới sự phù hộ của thần linh mà có được mùa màng bội thu. Về phương diện này, “Lạp
từ” 蜡辞 chép trong Lễ kí – Giai đặc
sinh 礼记 - 郊特牲 (1) mang
tính chất này, ca từ như sau:
Thổ
phản kì trạch
Thuỷ
quy kì hác
Côn trùng
vô tác
Thảo
mộc quy kì trạch
土反其宅
水归其壑
昆虫毋作
草木归其泽
(Đất
về với nhà cửa
Nước
về với mương ngòi
Côn trùng
không phá hoại
Cây cỏ
về với chằm trạch)
Bài “Lạp
từ” 蜡辞 này, nhìn từ câu chữ, hình thức
mà nói, so với bài “Đàn ca” 弹歌 thì
phức tạp hơn một chút, rõ ràng là đã tiến một bước. Nó được cho là sáng tác của
Y Kì 伊耆. Nguyên là chúc từ khi tiến hành
“Lạp tế” 蜡祭vào tháng Chạp, nhân đó mà gọi là
“Y Kì lạp từ” 伊耆氏. Y Kì thị 伊耆氏là tù trưởng của bộ lạc thị tộc trong truyền thuyết.
Lời trong bài ca, là nội dung trong tế điển vạn vật tế bách thần cầu được mùa màng
bội thu, cả bài chủ yếu là cầu chúc, hi vọng đê điều đất đai được yên ổn vững
chắc, hi vọng nước được lưu giữ ở chỗ trũng thấp, không lan tràn khắp nơi, hi vọng
không sản sinh loài côn trùng gây hại, cây cỏ về nơi chằm trạch, không sinh trưởng
tạp loạn chốn ruộng đồng. Bài ca bộc lộ mãnh liệt nguyện vọng của người lao động
chiến thắng tự nhiên. Nhân vì những thứ như “thổ, thuỷ, côn trùng, thảo mộc”
trong bài ca đều là những thứ mà cần phải bảo vệ hoặc cần phải trừ bỏ, đều có
liên quan mật thiết với mùa màng của nhà nông, cho nên bài ca này còn được cho là
sáng tác của Thần Nông thị 神农氏.
Từ “Đàn ca” 弹歌 đến “Lạp từ” 蜡辞, lần lượt đại biểu cho hai giai đoạn khác nhau của ca dao nguyên thuỷ. Nhìn từ nội dung, phong cách ngôn ngữ và hình thức biểu hiện, “Đàn ca” tương đối sớm, càng mang tính nguyên thuỷ hơn. Còn “Lạp từ” là tác phẩm của hậu kì ca dao nguyên thuỷ, có thể là sản vật của hậu kì xã hội thị tộc, sức biểu hiện của nó so với “Đàn từ” mạnh hơn, cú thức phát triển hơn, xuất hiện hư từ, về ngôn ngữ có sự biến hoá rõ nét, từ động từ làm chủ thể chuyển lấy danh từ làm chủ thể, đồng thời cùng là một cú thức phản phục. sự thể nghiệm lao động “bảo thổ khu trùng” (giữ đất đuổi côn trùng) so với “Đàn từ” cũng phức tạp hơn. Đồng thời, sự kết hợp giữa “Lạp từ” với nghi thức tế điển, cũng đã phản ánh sự phát triển của hoạt động xã hội và sự cường hoá tổ chức xã hội . /. (Hết)
Chú của người dịch:
1-Trong nguyên tác, ở đây in nhầm là “Giao đặc tính” 郊特性.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 06/4/2024
Nguồn
DÂN
GIAN VĂN HỌC
民间文学
Tác
giả: Đồ Thạch 涂石
Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, 1996