Dịch thuật: Bạch diện thư sinh

 

BẠCH DIỆN THƯ SINH

          Thời Nam triều (1), Tống Văn Đế Lưu Nghĩa Long 宋文帝刘义隆vào năm Nguyên Gia 元嘉thứ 27 muốn hưng binh bắc phạt. Đại tướng Thẩm Khánh Chi 沈庆之 nêu bài học hai lần bắc phạt trước bị thất bại, cực lực ngăn cản, cho rằng không thể khinh cử vọng động.

          Văn Đế Lưu Nghĩa Long đã không nghe lời của Thẩm Khánh Chi, lại còn gọi hai quan văn giỏi ngôn từ là Từ Trạm chi 徐湛之 và Giang Trạm 江湛 biện luận cùng Thẩm Khánh Chi. Thẩm Khánh Chi bốc lửa giận, lớn tiếng nói với Văn Đế:

-Trị quốc cũng giống như trị gia, việc cày cấy đi hỏi nô bộc, việc dệt vải đi hỏi tì nữ, nay bệ hạ muốn chinh phạt nước khác, lại đi tính mưu kế cùng bạch diện thư sinh thì có ích gì?

          Văn Đế nghe qua không ngăn nỗi cười lớn lên. Nhưng Văn Đế không hề bỏ qua việc bắc phạt, vẫn theo ý cũ nhất quyết thi hành, kết quả, cuối cùng thất bại cáo chung.

          Về sau, người ta dụng “bạch diện thư sinh” 白面书生 để chỉ những thư sinh văn nhân trẻ tuổi ấu trĩ, sự từng trãi không nhiều.

Chú của người dịch

1-Nhà Tống thời Nam triều bắt đầu từ năm 420 đến năm 479, trải qua 8 đời hoàng đế. Vị hoàng đế đầu tiên là Vũ Đế Lưu Dụ 武帝刘裕và vị hoàng đế cuối cùng là Thuận Đế Lưu Chuẩn 顺帝刘準.

(“Từ điển Trung Việt” nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2006)

                                                               Huỳnh Chương Hưng

                                                            Quy Nhơn 07/4/2024

Nguồn

HOÀNG TRIỀU ĐIỂN CỐ KỈ VĂN

皇朝典故纪闻

Tác giả: Hướng Tư 向斯

Bắc Kinh: Trung Quốc văn sử xuất bản xã, 2002


Previous Post Next Post