Dịch thuật: Tục xưng từ "đại ca"

 

TỤC XƯNG TỪ “ĐẠI CA”

          Từ “đại ca” 大哥nói ở đây không phải là người con trưởng của cha mẹ, là người anh lớn nhất trong số các anh chị em trong gia đình, càng không phải là “lão đại” 老大trong xa hội đen, mà là tục xưng đối với thanh niên trong xã hội, hoặc giả nói là cách xưng hô thông dụng.

          Gọi là cách xưng hô thông dụng, chính là cách xưng hô mọi người đều có thể sử dụng. Ví dụ như, bạn ở một nơi công cộng, gặp một người đàn ông khoảng 30 tuổi lên, thì có thể căn cứ vào thân phận của anh ấy mà gọi anh ấy là “đại ca”.

          Hiện tại, từ “đại ca” 大哥này đã được thay thế bằng những từ thông dụng khác như “tiên sinh”, “đồng chí” 同志, “sư phó” 师傅, được sử dụng phổ biến trong xã giao.

          Đương nhiên, từ “đại ca” cũng không thể tuỳ tiện gọi.

Đầu tiên, bạn cần phải xem qua tuổi của người ta, nếu thấy lớn tuổi hơn bạn, bạn có thể gọi “đại ca”. Nếu nhỏ tuổi hơn bạn, bạn gọi người ta là “đại ca”, chẳng phải là coi như bạn đã trêu đùa người ta sao?

          Thứ đến, người nhiều tuổi hơn bạn, cũng không thể gọi “đại ca”. Ví dụ bạn 30 tuổi, đối phương là một ông lão hơn 70 tuổi, bạn gọi ông bấy là “đại ca” là không hợp. Theo cách xưng hô hiện đại đang lưu hành, đàn ông 50 tuổi trở lên gọi là “đại thúc” 大叔 hoặc “đại da” 大爷.

          Ngoài ra, từ xưng hô “đại ca” có chút “hơi hướng giang hồ”, cho nên đối với phần tử tri thứ hoặc nhân viên các cơ quan chính phủ không thể gọi người khác là “đại ca”. Đương nhiên, ở những trường hợp chính thức cũng nên tránh sử dụng từ xưng hô này.

                                                                       Huỳnh Chương Hưng

                                                                       Quy Nhơn 12/3/2024

Nguồn

TRUNG QUỐC NHÂN ĐÍCH XƯNG HÔ

中国人的称呼

Biên soạn: Lưu Nhất Đạt 刘一达

Tranh vẽ: Mã Hải Phương 马海方

Bắc Kinh: Trung dịch xuất bản xã, 2022

Previous Post Next Post