Dịch thuật: Hàm nghĩa xưng hiệu "Quan Thế Âm" (tiếp theo)

 

HÀM NGHĨA XƯNG HIỆU “QUAN THẾ ÂM”

(tiếp theo)

          Trong Đại Phật đính thủ Lăng Nghiêm kinh 大佛顶首楞严經 quyển 4 có nói đến công năng đặc biệt dị thường về lục căn hỗ dụng của mấy vị Bồ Tát:

          A Na Luật Đà vô mục nhi thị, Bạt Nan Đà Long vô nhĩ nhi thính, Cạnh Hà thần nữ phi tị nhi văn, Kiêu Phạm Bát Đề dị thiệt tri vị, Thuấn nhược đa thần vô thân giác xúc.

          阿那律陀无目而视, 跋难陀龙无耳而听, 殑河神女非鼻而闻, 骄梵鉢提异舌知味, 舜若多神无身觉触.

          (A Na Luật Đà không có mắt mà nhìn thấy, Bạt Nan Đà Long không có tai mà nghe được, Cạnh Hà thần nữ không có mũi mà ngửi được, Kiêu Phạn Bát Đề lưỡi khác lạ mà biết mùi vị, Thuấn như đa thần không có thân mà cảm giác được.)

          Nhưng bản lãnh của mấy vị Bồ Tát đó còn kém xa với Quan Âm Bồ Tát, Ngài dùng mắt mà quan sát được tiếng kêu cứu của chúng sinh trong trần thế gặp khổ nạn, liền tức thời đến giải cứu.

          Quan Âm Bồ Tát còn có danh hiệu là “Quan Tự Tại” 观自在. “Quan Tự Tại” có ý nghĩa gì?

          Phật giáo tuyên dương đại niết bàn có tứ đức là “thường lạc ngã tịnh” 常乐我净, tức cảnh giới vĩnh hằng, điềm tĩnh, tự tại và thanh tịnh.

          Phật Bồ Tát phá trừ liễu thế tục các chủng vô minh phiền não, danh vi “Đắc đại tự tại”.

          佛菩萨破除了世俗各种无明烦惱, 名为得大自在”.

          (Phật và Bồ Tát phá trừ được các loại vô minh phiền não, có danh hiệu là “Đắc đại tự tại”.

          Giải thoát được một cách triệt để những trói buộc, có thể chủ tể cái “ngã” một cách đầy đủ, gọi đó là “tự tại” 自在, cũng tức là “ngã đức” 我德 mà tứ đức nói đến ở trên.

          “Quan Tự Tại” 观自在là cách dịch của ngài Đường Huyền Trang 唐玄奘. Như trong “Tâm kinh” 心經có nói:

          Quan Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn (1) giai không, độ nhất thiết khổ ách.

          观自在菩萨行深般若波罗密多时, 照见五蕴皆空, 度一切苦厄.

          (Bồ Tát Quan Tự Tại khi thực hành thâm sâu về Bát Nhã Ba la mật, soi thấy năm uẩn đều không, nên đã vượt qua được hết mọi khổ ách)

          Hàm ý “Quan Tự Tại” 观自在có hai tầng nghĩa:

          -Một là biểu thị “đại trí tuệ” 大智慧, hiển thị một cách đầy đủ công năng Ngài có thể hoàn toàn “tự tại” 自在mà “quan” sát  sự lí vô ngại.

          -Hai là biểu thị “đại từ bi” 大慈悲, Bồ Tát ứng cơ phó cảm, tầm thanh cứu khổ, tùng tâm sở dục, dứt hết mọi chướng ngại.

          Quan Âm Bồ Tát “thần” như thế, vậy thì lai lịch của Ngài như thế nào?

          Trong “Hồng lâu mộng” 红楼梦hồi thứ 50, Lí Hoàn 李纨 ra một câu đố:

Quan Âm vị hữu gia thế truyện. Đả “Tứ thư” trung nhất cú.

观音未有家世传. 四书中一句

          (Chưa từng có truyện ghi chép về gia thế của Quan Âm. Hãy tìm một câu trong “Tứ thư”.)

          Đại Ngọc 黛玉cuối cùng đoán được, đáp án là:

Tuy thiện vô trưng.

虽善无征

          Câu này xuất từ thiên “Trung dung” 中庸trong “Lễ kí” 礼记:

Thượng yên giả tuy thiện vô trưng.

上焉者虽善无征

          Ý nói lễ chế của tiên vương tuy tốt đẹp nhưng không chứng thực. Chữ “trưng” ở đây nên giảng là “trưng nghiệm” 征验, “chứng thực” 证实. Ý của câu đố là chỉ lai lịch của Quan Âm, sinh bình không thể tra khảo.

          Sự thực xác thực như thế. Quan Thế Âm cũng giống như các vị Bồ Tát khác, là do tín đồ tạo ra. Nguyên mẫu ban đầu là vị Song Mã Đồng Thần 双马童神của Ấn Độ cổ.   (Hết)

Chú của người dịch

1-Ngũ uẩn 五蘊 / 五蕴: tức năm uẩn. Theo “Phật học từ điển” của Đoàn Trung Còn, là năm món tích tụ, hoà hiệp lại làm thanh thân tâm của người ta, của chúng sanh. Chúng nó che khuất chơn lí, khiến chúng sanh luân hồi, thọ khổ. “Ngũ uẩn” là:

-Sắc: ngũ căn, ngũ trần và những vật hữu hình.

-Thọ: Đối cảnh, bèn thọ cái cảm vui sướng hoặc buồn khổ.

-Tưởng: Đối cảnh, nhận ra sự đen, trắng, nhỏ, to, dài, vắn, đờn ông, đờn bà.

-Hành: Đối cảnh vật, đem lòng ham muốn hoặc ghét giận.

-Thức: Đối cảnh, bèn hiểu biết, phân biệt sự vật.

          (Quyển II. Nhà xuất bản tp/ Hồ Chí Minh, 1992)

                                                                 Huỳnh Chương Hưng

                                                                  Quy Nhơn 29/3/2024

Nguồn

TRUNG QUỐC PHẬT GIÁO CHƯ THẦN

中国佛教诸神

Tác giả: Mã Thư Điền 马书田

Đoàn kết xuất bản xã xuất bản, 1994

Previous Post Next Post