Dịch thuật: Hàm nghĩa xưng hiệu "Quan Thế Âm)

 

HÀM NGHĨA XƯNG HIỆU “QUAN THẾ ÂM”

          Quan Thế Âm 观世音, là dịch ý từ Phạm văn Avalokitesvara (A Bà Lô Kiết Đê Xá Bà La 阿婆卢吉低舍婆罗), còn dịch là “Quang Thế Âm” 光世音, “Quan Tự Tại” 观自在, “Quan Thế Tự tại” 观世自在. Thời Đường, vì tị huý Thái Tông Lí Thế Dân 太宗李世民, đã lược bỏ chữ “thế” , giản xưng là “Quan Âm” 观音, và được dùng cho đến hiện nay.

          “Quan Thế Âm” 观世音 là sáng tạo của phiên dịch gia Trung Quốc về kinh Phật. Vì sao họ lại tạo ra danh hiệu mà đã khiến người ta hao phí công sức để hiểu? Nguyên lai là họ đã căn cứ vào cách nói trong kinh Phật.

          Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh – Quan Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm 妙法莲华经 - 观世音菩萨普门品 có nói:

          Quan Thế Âm dĩ hà nhân duyên danh “Quan Thế Âm”? Phật cáo Vô Tận Ý Bồ Tát: Thiện nam tử, nhược hữu vô lượng bá thiên vạn ức chúng sinh thọ chư khổ não, văn thị Quan Thế Âm Bồ Tát, nhất tâm xưng danh, Quan Thế Âm Bồ Tát tức thời quan kì âm thanh, giai đắc giải thoát.

          观世音以何因缘名 观世音”? 佛告无尽意菩萨: 善男子, 若有无量百千万亿众生受诸苦恼, 闻是观世音菩萨, 一心称名, 观世音菩萨即时观其音声, 皆得解脫.

          (Quan Thế Âm vì nhân duyên nào mà có danh “Quan Thế Âm”? Đức Phật nói với Vô Tận Ý Bồ Tát rằng: Này thiện nam tử, nếu như có vô lượng bá thiên ức vạn chúng sinh chịu các khổ não, nghe được danh hiệu Quan Thế Âm, một lòng xưng danh, Quan Thế Âm Bồ Tát tức thời nghe được âm thanh đó, nên đều được giải thoát.)

          Trong Chánh Pháp Hoa Kinh – Quang Thế Âm Phổ Môn Phẩm 正法华經 - 光世音普门品nói rằng:

          Nhược hữu chúng sinh, tao ức bá thiên cai ….. (1) khốn ách, hoạn nạn, khổ độc vô lượng, thích văn Quang Thế Âm Bồ Tát danh giả, triếp hữu giải thoát, vô hữu chúng não.

          若有众生, 遭亿百千….. (1) 困厄, 患难, 苦毒无量, 适闻光世音菩萨名者, 辄有解脫, 无有众恼.

          (Nếu có chúng sinh, gặp phải ức bá thiên khốn ách, hoạn nạn, khổ độc vô lượng, nghe được danh hiệu Quang Thế Âm Bồ Tát, liền được giải thoát, không còn có các phiền não)

          Tăng Triệu 曾肇thời Đông Tấn trong Chú Duy Ma Cật Kinh 注维摩诘經nói rằng:

          Thế hữu nguy nan, xưng danh tự quy, Bồ Tát quan kì âm thanh, tức đắc giải thoát dã. Diệc danh Quan Thế Niệm, diệc danh Quan Tự Tại dã.

          世有危难, 称名自归, 菩萨观其音声, 即得解脫也. 亦名观世念, 亦名观自在也.

          (Đời nếu gặp lúc nguy nan, xưng danh tự quy hướng, Bồ Tát sẽ nghe thấy âm thanh, tức sẽ được giải thoát. Cũng gọi là Quan Thế Niệm, cũng gọi là Quan Tự Tại.)

          Chính là nói, Quan Thế Âm thần thông quảng đại, lúc chúng sinh gặp khổ gặp nạn, xưng tụng danh hiệu của Ngài, Ngài sẽ “quan” âm thanh đó, lập tức đến giải cứu. Danh xưng “Quan Thế Âm” đã hiển thị một vị Bồ Tát đại từ đại bi, và thần thông vô biên. Thanh âm không cần nghe mà chỉ “quan” liền biết, là tuyệt chiêu của Quan Thế Âm, đó thuộc về công năng thần dị.

          Dùng mắt để “quan” âm (âm thanh), đối với thế tục mà nói là điều không thể lí giải, nhưng trong Phật giáo lại có lí luận “lục căn hỗ dụng” 六根互用, không những dùng mắt để quan âm thanh, mà còn có “quan” hương (mùi thơm), “quan” vị (mùi vị). Gọi là “lục căn” 六根 tức 6 cảm quan cùng công năng của 6 cảm quan đó, đó là nhãn (mắt), nhĩ (tai) tị (mũi), thiệt (lưỡi), thân , ý . “Căn” có nghĩa là “năng sinh” 能生, như “nhãn căn” 眼根 có thể nhận biết sắc, “nhĩ căn” 耳根 có thể nghe âm thanh, “tị căn” 鼻根 có thể ngửi mùi, “thiệt căn” 舌舌根 có thể nếm, “thân căn” 身根 có thể tiếp xúc …

          Phật giáo cho rằng, “lục căn” tức gốc rễ của sinh tử, siêu thoát sinh tử, cần phải thanh trừ ô cấu của “lục căn”, tu trì bố thí, giữ giới … các loại công đức, để đạt đến cảnh giới “lục căn thanh tịnh” 六根清净. Lục căn đã thanh tịnh rồi, sẽ hiển phát các diệu dụng. Không những công năng của mỗi lục căn tăng cường, mà còn có thể tiến lên và đạt đến cảnh giới cao cấp “lục căn hỗ dụng” 六根互用. Tức bất cứ căn nào trong lục căn cũng đều có thể có tác tác dụng thay thế các căn khác. Như Lai Phật 如来佛 ở lục căn hỗ dụng đã đạt đến trình độ cực viên mãn. Trong Niết bàn kinh 涅槃经có chép:

          Như Lai nhất căn tắc năng kiến sắc, văn thanh, khứu hương, biệt vị, tri pháp. Nhất căn hiện nhĩ, dư căn diệc nhiên.

          如来一根則能见色, 闻声, 嗅香, 別味, 知法. 一根现尔, 余根亦然.

          (Như Lai Phật với một căn cũng có thể thấy sắc, nghe thanh, ngửi mùi, phân biệt vị, biết pháp. Một căn hiện, các căn khác cũng như vậy.) …..

                                                                                   (còn tiếp)

Chú của người dịch

1-Chữ “cai” ở đây bên trái là bộ (nữ), bên phải là chữ (hợi).

          “Khang Hi tự điển” phiên thiết là “kha khai” 柯開 âm (cai).

                                                                 Huỳnh Chương Hưng

                                                                  Quy Nhơn 28/3/2024

                                                        Quan Âm Thánh đản 19 tháng 2

Nguồn

TRUNG QUỐC PHẬT GIÁO CHƯ THẦN

中国佛教诸神

Tác giả: Mã Thư Điền 马书田

Đoàn kết xuất bản xã xuất bản, 1994

Previous Post Next Post