Dịch thuật: Vươn cao khỏi rừng - Bàn về chữ "sâm"

 

VƯƠN CAO KHỎI RỪNG

Bàn về chữ “sâm”

          Hai cây họp lại thành chữ (lâm); ba cây họp lại thành chữ (sâm). Chữ (lâm) và chữ (sâm) đều là loại chữ trùng hính. Chữ trùng hình là loại chữ do hai hoặc ba chữ độc thể trùng điệp mà thành. Loại chữ này gọi là “luỹ văn” 垒文. “Sâm” là trên chữ (lâm) thêm chữ (mộc). mang ý nghĩa vươn cao khỏi rừng (1), vươn cao khỏi rừng tất nhiên cành lá trùng điệp, dẫn đến ý nghĩa rậm rạp. Ba chữ (mộc) là (sâm), ba chữ (thuỷ) là (miểu), ba chữ (hoả) là (diễm), ba chữ (thổ) là (nghiêu), ba chữ (kim) là (hâm).

          “Miểu” là nước lớn, “diễm” là hoa lửa, “nghiêu” là đất cao, “hâm” nghĩa gốc là vòng đeo tay, hiện tại chuyên dùng làm tên bảng hiệu hoặc tên người. Nói ra cũng lạ, kim mộc thuỷ hoả thổ thời cổ gọi là “ngũ hành”, tức năm loại nguyên tố cấu thành vật chất, đều có thể chồng lên thành chữ trùng hình. Về điểm này có thể gợi mở cho chúng ta, chữ trùng hình đa phần đều dùng chữ cơ bản. Như (mã), (ngưu), (dương), 鹿 (lộc), (khuyển), các chữ cơ bản tên gọi của động vật, và như (thủ), (nhĩ), chữ cơ bản biểu thị khí quan của con người. Ba chữ (dương) là (thiên), ba chữ (thạch) là (lỗi), ba chữ (xa) là (oanh). (dương), (thạch), (xa) đều là chữ cơ bản. Những chữ cơ bản này, một khi trùng điệp, đại đa số đã thay đổi nghĩa gốc. Như ba chữ (dương) là (thiên), “dương” là tên động vật, “thiên” là mùi hôi của dê. “Thạch” là đá, danh từ, chồng lên thành “lỗi” tức lỗi lạc, thành hình dung từ, ý nghĩa cũng khác. Có người cho rằng chữ trùng hình có thể biểu đạt số nhiều, giống như trong “Thuyết văn giải tự” 说文解字 nói là:

Ngôn vật chi thịnh, giai kì tam văn (tự)

言物之盛, 皆其三文 ()

(Nói về số nhiều của vật, đều là loại ba chữ)

Ví dụ như ba chữ (nhân) thành (chúng).

          Chữ trùng hình đại đa số là chữ hội ý, nhưng cũng có thể vọng văn sinh nghĩa, tuỳ ý mà suy. Nhạc Kha 岳珂đời Tống trong “Thinh sử” 桯史 có một đoạn văn thú vị:

          Tô Đông Pha 苏东坡đem chữ (bôn) (dị thể của chữ “bôn”), chữ (thô) (dị thể của chữ “thô”) hỏi khó Vương Kinh Công 王荆公 (tức Vương An Thạch 王安石): ‘Thân thể của trâu (ngưu) khoẻ hơn hươu (鹿lộc), chân của hươu chạy nhanh hơn trâu, họp ba chữ lại ý nghĩa lại trái ngược.’ Kinh Công không sao đáp được.

          Ý Tô Đông Pha muốn nói: Thân thể của trâu mạnh hơn hươu, chân của hươu chạy nhanh hơn trâu, thế mà họp ba con trâu lại là chữ “bôn”, họp ba con hươu lại thành chữ “thô”. Tại sao Tô Đông Pha lại hỏi khó Vương Kinh Công mà không hỏi người khác? Bởi vì Vương Kinh Công từng nghiên cứu qua chữ, viết “Tự thuyết”, trong đó có không ít là khiên cưỡng, cho nên Tô Đông Pha muốn giễu cợt ông ta. Điều này cũng chứng minh chữ trùng hình đa số là chữ hội ý, nhưng cũng không hoàn toàn như thế.

          Chữ trùng hình còn có loại bốn chữ, nhưng đa phần là những chữ xa lạ hiếm thấy.

Chú của nguyên tác

1-Đoàn Ngọc Tài 段玉裁: “Thuyết văn giải tự chú” 说文解字注trang 272, lục thiên “lâm” bộ. Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã.

2-Hồ Phác An 胡朴安 “Trung Quốc văn tự học sử” trang 149, “Vương Kinh Công chi tân thuyết” 王荆公之新说, trong đó nói Lưu Cống Phụ 刘贡父 có nói rằng ba chữ “lộc” 鹿“thô”, “lộc” 鹿 không bằng “ngưu” ; ba chữ “ngưu” là “bôn” , “ngưu” không bằng “lộc” 鹿. Hồ Phác An cho rằng không phải là Đông Pha hỏi Kinh Công. Thượng Hải thư điếm.

                                                          Huỳnh Chương Hưng

                                                          Quy Nhơn 21/02/2024

Nguyên tác Trung văn

TRƯỜNG XUẤT BÌNH LÂM

ĐÀM “SÂM

长出平林

 

Trong quyển

HÁN TỰ THẬP THÚ

汉字拾趣

Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)

Phúc Đán Đại học xuất bản xã, 1998

Previous Post Next Post