“TU MI” KHÔNG PHẢI TỪ TỰ XƯNG
“Tu mi” 须眉 là râu và lông mày của đàn ông. Người xưa, cho rằng râu
và lông mày mọc rậm là đẹp, ví dụ như râu và lông mày của Quan Vũ 关羽 vô cùng
đẹp, được người đời khen là “mĩ nhiêm công” 美髯公.
Đương
nhiên, người mà có bộ râu đẹp như Quan Vũ rất ít, “mĩ nhiêm công” của Quan Vũ cũng
là do người đời sau trải qua nghệ thuật đã gia công mĩ hoá. Nhưng từ đó có thể
thấy đàn ông thời cổ rất coi trọng “tu mi”. Chính vì như thế, “tu mi” ở đời sau
trở thành từ để chỉ thay cho đàn ông.
Cách
xưng hô này được thấy sớm nhất trong Hán thư – Trương Lương truyện 汉书 -
张良传, trong truyện có đoạn;
Tứ
nhân giả tùng thái tử, niên giai bát thập hựu dư, tu mi hạo bạch, y quan thậm vĩ.
四人者从太子, 年皆八十有余, 须眉皓白, 衣冠甚偉.
(Bốn
người theo thái tử, tuổi đều ngoài 80 mươi, râu tóc đều bạc trắng, nghi biểu thần
thái đoan trang tốt đẹp)
Trong Hồng
lâu mộng 红楼梦 ở hồi
thứ nhất:
Ngã đường
đường tu mi, thành bất nhược bỉ quần thoa.
我堂堂须眉, 诚不若彼裙钗.
(Tôi đường
đường là đấng tu mi, há chẳng bằng một cô gái sao?)
“Tu mi”
ở đây đều chỉ đàn ông.
Chúng
ta thường nghe nói “Tu mi bất nhượng cân quắc” 须眉不让巾帼hoặc “Cân quắc bất nhược tu mi” 巾帼不让须眉, với câu trước, ý nói là đàn ông làm việc cần phải hơn phụ nữ, với câu
sau, ý nói là phụ nữ làm việc không thua kém gì đàn ông.
Kì thực,
cách so sánh này không có ý nghĩa thực tế, trong xã hội hiện đại, nam nữ bình đẳng,
những việc mà đàn ông làm được, thì phụ nữ cũng có thể làm được, ngược lại, những
việc mà phụ nữ làm được, thì đàn ông cũng có thể làm được, đương nhiên là trừ
việc sinh đẻ.
Cách xưng hô “tu mi” này là dùng trong sách vở, khẩu ngữ trong cuộc sống rất ít dùng cách xưng hô này. Đương nhiên, đàn ông mà tự xưng là “tu mi” thì cũng không nhiều.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 25/02/2024
Nguồn
TRUNG QUỐC NHÂN ĐÍCH XƯNG HÔ
中国人的称呼
Biên soạn: Lưu Nhất Đạt 刘一达
Tranh vẽ: Mã Hải Phương 马海方
Bắc Kinh: Trung dịch xuất bản xã, 2022