Dịch thuật: Thần thoại truyền thống và thần thoại tôn giáo

THẦN THOẠI TRUYỀN THỐNG VÀ THẦN THOẠI TÔN GIÁO


Thần thoại truyền thống không như thần thoại tôn giáo

          Thần thoại truyền thống và thần thoại tôn giáo là sản vật không cùng hệ thống, nhân vật, bối cảnh, và trường cảnh thiết định cũng không giống nhau. Thần thoại truyền thống là của thời kì viễn cổ (nhìn chung chỉ thời kì Tam hoàng Ngũ đế và trước đó), do tổ tiên Trung Quốc kiến lập, đời đời lưu truyền lại. Sau này, “Sơn hải kinh” 山海經 thu tập ghi chép lại. Sự ra đời của nó đến khi được ghi chép đã cách mấy ngàn năm, trong khoảng thời gian đó nhất định có “thất chân” 失真 (sai lạc) và “lưu thất” 流失 (trôi mất).

          Nội dung đại thể chính là Phục Hi khai thiên 伏羲开天, Nữ Oa tạo nhân 女娲造人, đến Hoàng Đế 黄帝chiến đấu với Xi Vưu 蚩尤, rồi đến Đại Vũ trị thuỷ 大禹治水. Kết thúc vơi sự kiến lập vương triều Hạ. Từ triều Chu đến khi Đạo giáo kiến lập, những sự kiện thần quái trong thời kì này, có thể nói là sự kéo dài của thần thoại, nhưng bản chất đã không là thần thoại nữa. Bản thân thần thoại là sự kiến lập, mà không phải là phát triển. Nhân vì lịch sử chỉ có tiến bộ, thần thoại thì không phát triển. Thần thoại, kì thực có thể nói rằng điều mà nó trắc diện phản ánh là lịch sử của giai đoạn đó. Nữ Oa vá trời, chúng ta có thể suy đoán nạn đại hồng thuỷ xuất hiện ở giai đoạn đó. Hoàng Đế đánh nhau với Xi Vưu, phản ánh chiến tranh bộ lạc lúc bấy giờ …. Điều mà gọi là thần thoại truyền thống thiết định không như thần thoại tôn giáo, cũng như thần thoại tôn giáo thiết định không giống như truyện tranh hiện đại thiết định, không cùng một hệ thống thì không thể so sánh.

          Nhân vì thần thoại thượng cổ từ truyền khẩu đến khi vào điển tịch, luôn không xuất hiện sự tồn tại của Đạo giáo. Chỉ có Đạo gia cùng với Đạo giáo chịu ảnh hưởng Bà La Môn Phật giáo là hai việc khác nhau.

          Ân Thương sùng bái tổ linh, Tây Chu sùng bái Thiên, mỗi triều đại đều có thần minh riêng, có nét đặc sắc riêng.

          Phật giáo là tôn giáo ngoại lai, tự hoàn thiện hơn 500 năm truyền đến Trung Quốc, có hệ thống riêng. Tây du kí, Phong thần bảng đã đem những gì có trước đó nhào nặn lại với nhau, tự tạo ra một thế giới quan thần thoại dân gian phồn tạp. Định nghĩa một cách đơn giản về mặt học thuật, thần thoại mà các học giả nói đến, tất cần phải có mấy điều kiện sau:

          - Tự thuật đơn nhất sự kiện hoặc câu chuyền về thời đại nguyên thuỷ của nhân loại hoặc sơ kì diễn hoá của nhân loại.

          - Đối với những sự kiện hoặc câu chuyện này người truyền thừa tất phải tin đó là thật.

          - Phải là sự sáng tạo tập thể của tộc quần thời viễn cổ đồng thời lưu truyền lại, nếu như là sự sáng tạo của cá nhân, hơn nữa lại không thông qua truyền thừa mà thành viên của tộc quần tham gia sáng tạo, thì câu chuyện đó dù có thần kì đi nữa vẫn không thuộc thần thoại mà thuộc về thần thoại tôn giáo.

          Nhưng rất nhiều người trong dân gian yêu thích bằng lòng cho rằng thần thoại mà xuất hiện ở khu vực Trung Quốc, bất luận thời đại, bất luận dân tộc, bất luận địa vực, bất luận đặc điểm, hoàn toàn có thể đại nhất thống, có tính kéo dài liên tục không gián đoạn! Hoàn toàn không cần tự bó mình trong chiếc kén, phân môn biệt loại. Có thể từ  Nữ Oa trong “Sơn hải kinh”, đến tiểu thuyết, đem thần thoại của tiên dân thời viễn cổ, hệ thống thần thoại Đạo giáo, hệ thống thần thoại Phật giáo, Tây du Phong thần … thần thoại dân gian quán xuyến lại.

Lẫn lộn giữa thần thoại truyền thống với thần thoại tôn giáo

          Bối cảnh sản sinh thần thoại truyền thống với thần thoại tôn giáo không giống nhau. Thần thoại truyền thống có trước, thần thoại tôn giáo có sau, ví dụ như có thể nói nguyên mẫu nào đó của nhân vật trong một trứ tác kinh điển nổi tiếng nào đó là Tiểu Minh 小明 (1) – người hàng xóm cách vách của người sáng tạo ra, nhưng không thể nói nhân vật nào đó trong trứ tác chính là Tiểu Minh. Thời kì sản sinh ra thần thoại truyền thống chưa có văn tự để ghi chép, tất cả đều là những bức hoạ vẽ trên đá và truyền khẩu lưu truyền lại. Còn như điển tịch ghi chép thần thoại là rất nhiều năm sau đó, đã có văn tự, do những người khác nhau căn cứ vào truyền thuyết mà ghi chép lại. Có thể nói thần thoại là sử thoại được thần hoá còn thần thoại tôn giáo thì không phải thế. Sự kiến lập một tôn giáo, cần phải có giáo nghĩa mê hoặc lòng người, Nhân vật tôn giáo của nó cùng với thần thoại tôn giáo là sự thể hiện giáo nghĩa. Như Nho giáo sùng thượng thiên, địa, quân, thân, sư, sùng thượng Quan Vũ 关羽trung nghĩa, còn có nhân vật vu giáo thần thoại nguyên thuỷ còn có sức ảnh hưởng cùng với một số lượng lớn người tin theo, tôn giáo để phát triển và mở rộng sức ảnh hưởng nên đã thu thập đưa vào hệ thống tôn giáo, Như Ma Tổ 妈祖. Thần của Nho giáo rất nhiều đều là căn cứ vào nhân vật lịch sử  mà kiến lập, có loại cũng mượn nội dung của thần thoại cổ đại, cho nên nó có bóng dáng của thần thoại Trung Quốc nhưng đã không còn là thần thoại Trung Quốc. Lại thêm sau này kẻ thống trị lợi dụng, cho nên rất dễ dàng lẫn lộn với thần thoại Trung Quốc.  (trích)

Chú của người dịch

1-Tiểu Minh 小明: Cũng gọi là “A Minh” 阿明là đại xưng nhân vật chính, thường xuất hiện trong những bài khoá, đề mục hoặc truyện cười.

                                                                          Huỳnh Chương Hưng

                                                                          Quy Nhơn 22/01/2024

Nguồn

TRUNG QUỐC ĐÍCH THẦN THOẠI TRUYỀN THUYẾT

中国的神话传说

https://baike.baidu.com/item/%E4%B8%AD%E5%9B%BD%E7%A5%9E%E8%AF%9D/67729 

Previous Post Next Post