THẾ NÀO LÀ GIÁP CỐT VĂN
(kì 3)
3- Trình tự
sử dụng giáp cốt để chiêm bốc
Trình
tự mà người đời Thương sử dụng giáp cốt để chiêm bốc rất phức tạp.
Công việc chuẩn bị trước là thu thập và chỉnh lí quy giáp và
thú cốt. Quy giáp tương đối khó có, nhìn chung các nơi tiến cống lên Thương Vương;
thú cốt thì có thể thu thập tại chỗ. Quy giáp và thú cốt trước đều phải kinh
qua mài gọt để đúng quy phạm, mặt ngoài phải phẳng, sau đó mới tiến hành soi đục,
nơi mặt sau của giáp cốt soi đục từng rãnh như cái máng để chuẩn bị cho chiêm bốc.
Khi bắt đầu chiêm bốc, người chủ trì phải nói ra sự việc cần
chiêm bốc. Người chủ trì này có thể là Thương Vương, cũng có thể là vu sư. Sau đó
vu sư một mặt cầu khấn, tụng niệm câu chú, một mặt dùng lửa than hơ qua rãnh ở
mặt sau. Nhân vì rãnh mỏng hơn so với những chỗ khác, hơ lửa đến một trình độ
nhất định. Vị trí tương ứng ở mặt chính của giáp cốt sẽ rạn, hiện ra những đường
rạn, đó chính là “điềm” (trưng triệu征兆) mà giáp cốt hiển thị ra, những điềm đó gọi là
“triệu văn” 兆文.
Chữ “bốc” 卜trong giáp cốt văn viết là 卜 hoặc có
dạng ngược lại. tự hình chính là hình dạng của triệu văn khi hơ quy giáp xuất
hiện ra; còn chữ “chiêm” 占 trong giáp cốt văn viết là (1), chính là vẽ ra hình dạng miếng giáp cốt có
triệu văn, sau đó lại thêm chữ “khẩu” 口, biểu thị kết quả tuyên đọc chiêm bốc. Về
sau tỉnh lược khung viền ngoài, chỉ còn lại 卜 và 口, đó chính là chữ 占 (chiêm) mà
chúng ta thường thấy.
Trong
Thuyết văn giải tự 说文解字có nói:
Chiêm,
thị triệu vấn dã. Tùng “bốc”, tùng “khẩu”.
占, 視兆问也. 从卜. 从口
(Chiêm
là nhìn triệu văn mà hỏi. Có chữ “bốc”, chữ “khẩu”)
Là vật
để ghi chép thời gian chiêm bốc, người chủ trì, cùng với kết luận của việc chiêm
bốc, tất cả đều được khắc trên giáp cốt. Có khi trải qua một thời gian sau khi
chiêm bốc, người ta còn đem những lời mà chiêm bốc có linh nghiệm hay không khắc
lên giáp cốt. Khi khắc lên giáp cốt, có lúc trước tiên dùng bút viết chữ lên trên,
sau đó, dùng dao theo vết bút mà khắc lại. Những chữ khắc này ghi chép những lời
chiêm bốc trên giáp cốt gọi là “giáp cốt bốc từ” 甲骨卜辞.
Những mảnh giáp cốt trọng yếu sau khi chiêm bốc sẽ được thu gom lại, soi lỗ bên trên dùng dây xâu lại, đại khái nó được dùng dùng làm hồ sơ bảo tồn trong một khoảng thời gian để tra nghiệm, cuối cùng tập trung lại trong một chiếc hố để chôn.
(1)- Phụ lục của người dịch
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 20/12/2023
Nguồn
GIÁP CỐT VĂN ĐÍCH CỐ SỰ
甲骨文的故事
Tác giả: Vương Thiết Quân 王铁钧
Vũ Hán: Hoa trung khoa kĩ đại học xuất bản xã, 2023.