Dịch thuật: Thế nào là giáp cốt văn (kì 1)

 

THẾ NÀO LÀ GIÁP CỐT VĂN

(kì 1)

1- Quy giáp và thú cốt

          Giáp cốt văn 甲骨文chính là văn tự viết trên quy giáp 龟甲 (mai và yếm rùa) hoặc thú cốt 兽骨 (xương thú). Đương nhiên không phải tất cả văn tự viết quy giáp hoặc thú cốt đều gọi là “giáp cốt văn”, mà là văn tự mà viết trên quy giáp hoặc xương thú  vào trung kì triều Thương và một số lượng ít vào sơ kì triều Chu mà giới khảo cố đã phát hiện, ngày nay chúng ta gọi đó là “giáp cốt văn”.

          Quy giáp có giáp cốt văn bao gồm mai rùa và yếm rùa, quy giáp mà khảo cố phát hiện đa phần là yếm rùa, Thú cốt chủ yếu là xương bả vai của trâu bò, còn có xương sườn cùng với một số ít xương ngựa, xương heo, xương dê, xươi hươu, xương hổm xương tê giác. …

2- Ân Khư và Chu Nguyên

          Địa điểm khai quật giáp cốt chủ yếu là Ân Khư 殷墟, tức nay là thôn Tiểu Đồn 小屯 An Dương 安阳Nam 河南. Giáp cốt khai quật tại Ân Khư đều là văn vật trung và hậu kì triều Thương.

          “Ân Khư” 殷墟là cách gọi mà người xưa gọi cố đô của triều Thương, cũng viết là 殷虚. Theo Sử kí 史记, sau khi Chu Vũ Vương 周武王diệt triều Thương, thân thích của Thương Trụ Vương là Cơ Tử 箕子đi triều kiến Chu Vũ Vương, trên đường

Quá cố Ân Khư, cảm cung thất huỷ hoại, sinh lúa hoà lúa thử, Cơ Tử thương chi.

过故殷墟, 感宫室毁坏, 生禾黍, 箕子伤之.

(Đi qua cố đô Ân Khư, thấy cung thất bị huỷ hoại, lúa mọc đầy, Cơ Tử sinh lòng thương cảm)

Có thể thấy, chẳng bao lâu sau khi Thương triều bị diệt vong, đô thành đã hoang phế điêu linh, trên mảnh đất chốn phồn hoa này đã chôn giấu đến cả vạn giáp cốt. Mãi đến hơn 3000 năm sau, những trân bảo này của văn minh Trung Hoa mới được phát hiện.

Trừ Ân Khư ra, cũng có một sô giáp cốt phát hiện ở những nơi khác. Trong đó tại Chu Nguyên 周原, tức nay là thôn Phụng Sồ 凤雏Kì Sơn 岐山 Thiểm Tây 陕西 phát hiện được giáp cốt, là văn vật sơ kì thời Tây Chu. Điều này cũng nói rõ, đương thời, “giáp cốt bốc nhân” 甲骨卜人 (người dùng giáp cốt để bói toán) hoàn toàn không phải là đặc quyền của Thương Vương, mà cũng đã lưu hành ở các chư hầu quốc.

“Chu Nguyên” 周原 là cách gọi mà người xưa gọi lãnh địa của tổ tiên triều Chu. Trong Thi kinh – Đại nhã – Miên 诗经 - 大雅 - có đoạn:

Chu Nguyên vũ vũ

Cẩn đồ như di

Viên thuỷ viên mi

Viên khí ngã quy

Viết chỉ viết thì

Trúc thất vu ti

周原膴膴

堇荼如饴

爰始爰谋

爰契我龟

曰止曰时

筑室于兹

(Đất đai Chu Nguyên màu mỡ

Rau cẩn rau đồ tuy đắng nhưng trồng ở đây lại ngọt

Đại vương cùng dân mới bắt đầu mưu tính cư trú ở đây

Hơ mai rùa bói cát hung

Được quẻ tốt nên dừng lại cư trú ở đây

Xây cất nhà cửa nơi này)

          (“Thi kinh” bạch thoại tân giải. Đài Loan Trí Dương xuất bản xã, 2004)

          Đoạn đó đã miêu tả câu chuyện tổ tiên triều Chu là Cổ Công Đản Phủ 古公亶父  chọn lựa Chu Nguyên 周原để an cư. Cổ Công Đản Phủ dẫn người trong tộc đến Chu Nguyên thấy nơi đây đất dai phì nhiêu, loại rau có vị đắng như rau cẩn rau đồ ở đây đều ngọt, liền cùng với mọi người bàn bạc, thế là mọi người xây cất nhà cửa an cư nơi đó … (còn tiếp)

                                                                     Huỳnh Chương Hưng

                                                                     Quy Nhơn 07/12/2023

Nguồn

GIÁP CỐT VĂN ĐÍCH CỐ SỰ

甲骨文的故事

Tác giả: Vương Thiết Quân 王铁钧

Vũ Hán: Hoa trung khoa kĩ đại học xuất bản xã, 2023.

Previous Post Next Post