Dịch thuật: "Huyên đường" không phải là "đường"

 

“HUYÊN ĐƯỜNG ” KHÔNG PHẢI LÀ “ĐƯỜNG”

          “Huyên đường” 萱堂là từ xưng hô đối với mẫu thân. Sao lại gọi là “huyên đường”? Muốn rõ “huyên đường” là như thế nào đầu tiên phải biết “huyên” .

          “Huyên” , kì thực chỉ “huyên thảo” 萱草 (cỏ huyên), đây là loại thực vật là nhỏ mà dài, hoa coa màu vàng vỏ quýt hồng hoặc vàng.

         Hoa của huyên thảo đặc biệt có ý nghĩa, nó nở ở đầu ngọn, sau khi héo, cộng hoa có thể ăn, người ta thường gọi nó là “hoàng hoa thái” 黄花菜.

          Nhưng, tra tư liệu có liên quan, hoàng hoa thái trên bàn ăn của chúng ta cũng gọi là “kim châm thái” 金针菜, chỉ là một loại trong “huyên thảo”. Phẩm chủng của huyên thảo rất nhiều, sức sống của loại hoa này rất mạnh, cho nên cũng gọi là “nghi nam thảo” 宜男草.

          Đối với “huyên” , trong Thuyết văn giải tự 说文解字giải thích rằng:

Huyên, linh nhân vong ưu chi thảo dã.

, 令人忘忧之草也

(Huyên là loại cỏ làm cho người ta quên đi ưu sầu)

          Loại cỏ này ôn nhu, hàm súc, chất phác, kiên nhẫn. nhân đó “huyên thảo” cũng gọi là “vong ưu thảo” 忘忧草, lại được xưng là “mẫu thân thảo” 母亲草.

          Trong Thi kinh – Vệ phong – Bá hề 诗经 - 卫风 - 伯兮 có câu:

Yên đắc huyên thảo

 Ngôn thụ chi bối

焉得谖 ()

言树之背

(Làm sao có được cây cỏ huyên

Trồng nó ở nhà phía bắc)

          “Bối” là chỉ “bắc đường” 北堂. Ý nghĩa là ở bắc đường có trồng huyên thảo. “Bắc đường” là nơi ở của mẫu thân, cho nên “bắc đường” ở đây chỉ mẫu thân.    Mạnh Giao 孟郊 đời Đường trong bài Du tử 游子 có viết:

Huyên thảo sinh đường giai,

Du tử hành thiên nhai.

Từ mẫu ỷ đường môn,

Bất kiến huyên thảo hoa.

萱草生堂階,

遊子行天涯.

慈母倚堂門,

不見萱草花.

(Cỏ huyên mọc nơi thềm nhà,

Con đi xa tận cuối chân trời.

Mẹ tựa cửa nhà trông ngóng,

Mà chưa thấy cỏ huyên trổ hoa)

          Bài thơ bộc lộ tình cảm của Mạnh Giao đối với mẫu thân.

          Tại sao gọi mẫu thân là “huyên đường” 萱堂? “Đường” là chữ hình thanh, nghĩa phù là (thổ) , thanh phù là (thượng), nghĩa gốc là “điện đường”, dẫn đến nghĩa “đường thất”, “nội thất”.

          “Đường” nhìn chung không phải là nơi ở. “đường” thời cổ là nơi để tiến hành các hoạt động như tế tự, tiếp khách.

          Trong Nghi lễ – Sĩ hôn lễ  仪礼 -士昏礼có nói:

Phụ tẩy tại bắc đường.

婦洗在北堂

(Phụ nữ giặt rửa tại bắc đường)

          Ý nghĩa là như thế nào?

          Trịnh Huyền 郑玄 đời Hán giải thích rằng:

Bắc đường, phòng trung bán dĩ bắc.

北堂, 房中半以北.

(Bắc đường là nửa gian phòng ở về phía bắc)

          Cũng chính là nói phía bắc, là gian nhà trong mà phụ nữ ở . Nói cách khác, “bắc đường” là gian nhà trong mà mẫu thân ở, cho nên người xưa dùng “bắc đường” để chỉ mẫu thân. Về sau, “đường” chuyên chỉ nữ giới hoặc nơi có liên quan đến nữ.

          Nói như thế, chắc bạn đã rõ tại sao dùng “bắc đường” 北堂để chỉ mẫu thân, đây là một loại dụng pháp mượn để thay thế, ví mẫu thân giống huyên thảo, cũng ôn nhu, hàm súc, chất phác, kiên nhẫn.

          Tương quan với cách xưng hô “huyên đường” 萱堂còn có “huyên lão” 萱老, “huyên vi” 萱闱, “huyên thân” 萱亲, “đường huyên” 堂萱, “thọ đường” 寿堂, “tôn đường” 尊堂, “huyên thần” 萱辰, “xuân huyên” 椿萱

          “Huyên vi” , “huyên thân” 萱亲, “đường huyên” 堂萱, “thọ đường” 寿堂, “tôn đường” 尊堂 đều chỉ mẫu thân.

          “Huyên thần” 萱辰chỉ sinh nhật của mẫu thân.

          “Xuân huyên” 椿萱 chỉ phụ thân và mẫu thân.

          Xưng hô “xuân” 椿trong cổ tịch đều chỉ phụ thân, xung hô “huyên” đều chỉ mẫu thân.

                                                                      Huỳnh Chương Hưng

                                                                       Quy Nhơn 04/12/2023

Nguồn

TRUNG QUỐC NHÂN ĐÍCH XƯNG HÔ

中国人的称呼

Biên soạn: Lưu Nhất Đạt 刘一达

Tranh vẽ: Mã Hải Phương 马海方

Bắc Kinh: Trung dịch xuất bản xã, 2022

Previous Post Next Post