Dịch thuật: Chữ "thiện" 善 (Hán tự giải thuyết)

 

CHỮ “THIỆN”

          Chữ “thiện” trong kim văn do chữ “dương” (con dê) ở trên và hai chữ “ngôn” ở dưới cấu thành. Hai chữ “ngôn” hợp lại với nhau biểu thị nghị luận của nhiều người, ý nghĩa của cả chữ là người ta nghị luận về con dê.

          Nghị luận về dê của mọi người có nhiều phương diện, do đó chữ “thiện” sản sinh nhiều hàm nghĩa. Cả chữ “thiện” có thể lí giải là nhiều người đều khen ngợi chủ nhân đem dê trả lại, do đó sản sinh hàm nghĩa “thiện lương” 善良, giao tế tốt.

Cả chữ cũng có thể lí giải là nhiều người đều khen tặng hành vi đem dê tặng cho hộ gặp khó khăn, do đó sản sinh hàm nghĩa giúp đỡ. Chữ “thiện” trong từ “thiện khoản” 善款chính là đã dùng hàm nghĩa này.

Cả chữ cũng có thể lí giải là nhiều người cho rằng sau khi mất dê phải lo tu bổ chuồng, từ đó sản sinh hàm nghĩa xử lí thoả đáng vấn đề mà để lại. Chữ “thiện” trong từ “thiện hậu” 善后chính là đã dùng hàm nghĩa này.

Cả chữ cũng có thể lí giải là nhiều người cho rằng một người nào đó khéo nuôi dê, từ đó sản sinh hàm nghĩa cao minh, giỏi và dễ dàng. Chữ “thiện” trong từ “thiện sách” 善策, “thiện chiến” 善战và “thiện biến” 善变chính là đã dùng những hàm nghĩa này.

Cả chữ cũng có thể lí giải là nhiều người đều cho rằng đến một nhà nào đó ăn bữa tiệc mà có nguyên cả con dê, từ đó sản sinh hàm nghĩa bữa ăn.

          Khi thể chữ lệ đã ổn định đã đối lại gồm “”, “” và “” cấu thành.

          Chữ “thiện” mang hàm nghĩa bữa ăn, bên cạnh thêm bộ “nhục” là để phân biệt với những nghĩa khác của chữ .

          Chữ “thiện” do bộ cấu thành. Chữ “thiện” mà mang ý nghĩa là sửa chữa (vật kiến trúc), thì bên cạnh thêm bộ để phân biệt với những nghĩa khác.

Phụ lục của người dịch

                                                  Giáp cốt   Kim văn   Tiểu triện   Khải thư

                                                                         Huỳnh Chương Hưng

                                                                         Quy Nhơn 27/12/2023

Nguồn

HÁN TỰ GIẢI THUYẾT

汉字解说

Tác giả: Đậu Văn Vũ 窦文宇, Đậu Dũng 窦勇

Trường Xuân: Cát Lâm văn sử xuất bản xã, 2008

Previous Post Next Post