CHỮ “MẪU” 母
Chúng
ta ngày nay bất luận như thế nào cũng đều nhìn không ra chữ 女 (nữ) và chữ 母 (mẫu) cùng giống
nhau ở điểm nào, nhưng lúc ban đầu chúng dường như tương đồng. Cả hai chữ đều
biểu thị một người đang quỳ trên đất, hai tay bắt chéo để trước ngực. Hai dấu
chấm biểu thị vú, đây chính là điểm khu biệt giữa hai chữ,
Tư thế
của 女 (nữ) có mấy chỗ không rõ, hai cánh tay giơ ra biểu thị
sự thuận tùng, đó là ý kiến của một bộ phận chuyên gia, hoặc giả chúng ta xem tư thế của phụ nữ đó là đang làm việc
trên sàn ở nhà bếp, đang làm cơm hoặc là đang cho con bú.
Nhân vì
lí luận trước đây, phụ nữ Trung gần 3000 năm sống một cuộc sống phục tùng, đối
với nam nhân là chỉ biết tuân theo mệnh lệnh. Nhiệm vụ thực tế duy nhất trong
cuộc sống của họ là sinh con, chỉ có sinh con mới có thể truyền tông tiếp đại,
chỉ có họ mới có khả năng lập bài vị tổ tông, người được sinh ra kinh qua loại
bài vị này mà giữ được mối liên hệ với tổ
tông. Sinh con gái bị cho là bất hạnh. Trước đây, người Trung Quốc thường dìm
chết đứa con gải nhỏ trong nước, đó là biện pháp chủ yếu nhất cần con trai
không cần con gái, hi vọng lần sau vận may đến sẽ sinh được con trai.
Khi có
người hỏi người cha là trong nhà có mấy người con, ông ta thường trả lời chỉ có
mấy người con trai, không tính con gái vào trong đó. Người con gái một khi đã
trưởng thành, liền bị gả đi, Gặp phải năm mất mùa đói kém, bách tính đem đứa
con gái nhỏ của mình bán cho những nhà có tiền để người ta sai bảo, họ cũng bán
cho kĩ viện hoặc trà lâu.
Bắt đầu
từ cuối thế kỉ 19, con gái cũng bị bán cho những xưởng dệt, vì miếng cơm mà bị
bức phải làm việc trong xưởng, lúc buồn ngủ phải gục bên máy dệt.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 23/11/2023
Nguồn
HÁN TỰ ĐÍCH CỐ SỰ
漢字的故事
Tác giả: Cecilia Lindqvist (Lâm Tây Lợi 林西莉) (Thuỵ Điển)
Người dịch: Lí Chi Nghĩa 李之義
Mao Đầu Ưng xuất bản xã, nhị bản 2016