Dịch thuật: Các kiểu vẽ mặt trong Kinh kịch (kì 2)

 

CÁC KIỂU VẼ MẶT TRONG KINH KỊCH

(kì 2) 

Lục phân kiểm 六分脸 (dạng vẽ 6/10):

          Loại này là từ trên cơ sở hình thức “chỉnh kiểm” 整脸 (trọn cả khuôn mặt) phát triển mà thành, màu chính của “chỉnh kiểm” ở hai bên má trái má phải được bảo lưu, đem màu chính ở phần trán vẽ thu nhỏ lại thành một đường hẹp, khiến màu chính còn chiếm 6/10 của cả khuôn mặt, nhân đó mà có tên “lục phân kiểm” 六分脸.

          Nhìn chung “lục phân kiểm” là phổ thức thường dùng ở nhân vật lão niên  chính diện, cùng được gọi là “lão kiểm” 老脸. Ví dụ như, trong vở Nhị tiến cung二进宫, Từ Diên Chiêu 徐延昭chính là “tử sắc lục phân kiểm” 紫色六分脸; trong vở Quần anh hội 群英会. Hoàng Cái 黄盖là “hồng sắc lục phân kiểm” 红色六分脸; trong vở Ngự quả viên 御果园, Uý Trì Cung 尉迟恭 là “hắc sắc lục phân kiểm” 黑色六分脸. 

Từ Diên Chiêu

Thập tự môn kiểm 十字门脸 (dạng vẽ hình chữ thập):

          Loại này từ dạng vẽ “tam khối ngoã kiểm” 三块瓦脸 (dạng vẽ khuôn mặt như ba miếng ngói) phát triển mà thành, đem màu chính thu nhỏ lại thành một đường nhỏ, từ chính giữa trán kéo thẳng xuống đến mũi. Dùng đường màu chính nhỏ này tượng trưng cho cá tính của nhân vật, làm nổi bật khung xương, tăng cường thần thái. Nhân vì đường màu chính nhỏ phác hoạ cùng với đôi mắt hình thành một hình chữ (thập), nhân đó mà có tên là “thập tự môn kiểm” 十字门脸.

          Ví dụ như, Trương Phi 张飞 trong vở Đả Tào Báo 打曹豹; Diêu Kì 姚期trong vở Thướng thiên đài 上天台 đều là “hắc sắc thập tự môn kiểm” 黑色十字门脸. 

Diêu Kì 

Toái kiểm 碎脸 (dạng vẽ nhiều mảng màu nhỏ):

          Loại này cũng gọi là “hoa kiểm” 花脸, từ “hoa tam khối ngoã kiểm”  花三块瓦脸 (dạng vẽ khuôn mặt như ba miếng ngói có thêm màu sắc hoa văn) diễn biến mà thành. Dạng vẽ này giảm bới màu chính ở phần má, chỉ bảo lưu ở phần trán, sau đó tại các bộ vị như lông mày, mắt, mũi, miệng gia thêm màu sắc khác và hoa văn phức tạp, hiển thị diện mạo của đặc điểm nhân vật, biểu hiện được tính phức tạp của tính cách nhân vật. Ví dụ như, trong vở Lí Quỳ thám mẫu 李逵探母, Lí Quỳ 李逵 là “hắc sắc toái kiểm” 黑色碎脸; trong vở Thủ Lạc Dương 取洛阳, Mã Vũ 马武 là “lam sắc toái kiểm” 蓝色碎脸. Nhưng, cũng có dạng bảo lưu được màu sắc chính ở hai má. Ví dụ như, Trình Giảo Kim 程咬金 trong vở Hưởng mã truyện 响马传, ở phần trán và hai bên má dùng màu xanh làm màu chính, đó chính là “lục sắc toái kiểm” 绿色碎脸.

          Toái kiểm là phổ thức dùng màu sắc phức tạp nhất trong kiểm phổ, phác hoạ màu sắc sặc sỡ nhất, tượng trưng tính cách mạnh mẽ. 

Lí Quỳ 

Nguyên bảo kiểm 元宝脸: (dạng vẽ mặt có hình nguyên bảo)

          Từ lông mày trở xuống phác hoạ “toái kiểm” 碎脸, phần trán vẫn bảo lưu màu da vốn có, hoặc giả bôi màu hồng nhạt, hai má bôi màu trắng, hình thành hình dạng nguyên bảo (hình thoi vàng), cho nên có tên “nguyên bảo kiểm” 元宝脸.

          Nhìn chung nguyên bảo kiểm dùng cho nhân vật hạ tầng lỗ mãng nhưng không đến mức hung bạo, trong tính cách của họ có mặt dũng cảm, cũng có mặt khiếp nhược, như Ma Thúc Mưu 麻叔谋 trong vở Nam Dương quan 南阳关.

Ma Thúc Mưu

Hoa nguyên bảo kiểm 花元宝脸 (dạng vẽ mặt có hình nguyên bảo với hoa văn sặc sỡ hơn)

          Loại này từ “nguyên bảo kiểm” phát triển mà ra, màu sắc chính ở phần trán, cả hình thức vẫn là nguyên bảo kiểm, nhưng hoa văn mịn nhỏ hơn nguyên bảo kiểm rất nhiều, Các bộ vị lông mày, mắt, mũi, miệng đều phức tạp hơn nguyên bảo kiểm, màu sắc sặc sỡ hơn, nhân đó mà có tên là “hoa nguyên bảo kiểm” 花元宝脸, như Châu Thương 周仓 trong vở Đơn đao hội 单刀会, Dương Lâm 杨林 trong vở Thám trang xạ đăng 探庄射灯.


Dương Lâm

Oai kiếm 歪脸 (dạng vẽ méo lệch):

          Loại này từ “tam khối ngoã kiểm” 三块瓦脸 và “toái kiểm” 碎脸diễn biến mà ra. Đặc điểm lớn nhất của loại này là màu sắc, cấu đồ không đối xứng, thể hiện khuôn mặt bị méo lệch, vi dụ như lông mày lệch, mắt lệch, ngũ quan bị lệch vị trí.

          Nói chung oai kiểm có hai hàm nghĩa:

          - Thứ nhất: nhân vật không phải ác nhân, nhưng diện mạo xấu xí, như Trịnh Tử Minh 郑子明trong vở Trảm hoàng bào 斩黄袍. Theo truyền thuyết, Trịnh Tử Minh từng vì cứu người mà bị tinh tinh làm tổn thương mặt.

          - Thứ hai: mặt mũi nhân vật hung dữ, phẩm đức cực kì xấu xa, như tên cướp Lí Thất 李七 trong vở Thẩm thất trường đình 审七长亭.  


Trịnh Tử Minh

Tượng hình kiểm 象形脸 (dạng vẽ tượng hình):

          Mượn cách cục cơ bản của “chỉnh kiểm” 整脸, “hoa tam khối ngoã kiểm” 花三块瓦脸 và “toái kiểm” 碎脸, hình thành đồ án tượng hình, dùng để thể hiện hình tượng phần mặt của các loại tinh linh loài chim, loài thú, loài có vảy….. Đặc điểm của loại này là căn cứ vào thần thoại, và sự miêu tả trong tiểu thuyết, đem hình tượng động vật đồ án hoá, phác họa lên mặt. Ví dụ như Khổng tước 孔雀 trong vở Bách thảo sơn 百草山, thuộc về “điểu kiểm” 鸟脸 (mặt chim); Tôn Ngộ Không 孙悟空trong vở Náo thiên cung 闹天宫, thuộc về “thú kiểm” 兽脸(mặt thú). Lí Nguyên Bá 李元 trong vở Tứ bình sơn 四平山, trong tiểu thuyết nói ông ta là “kim xí điểu” 金翅鸟 chuyển thế, kiểm phổ của ông vẽ “điểu chuỷ” 鸟嘴 (mỏ chim) ….. (còn tiếp)

Tôn Ngộ Không

                                                                    Huỳnh Chương Hưng

                                                                    Quy Nhơn 04/11/2023

Nguồn

KINH KỊCH THƯỜNG THỨC THỦ SÁCH

京剧常识手册

Biên soạn: Triệu Vĩnh Kì 赵永岐, Triệu Nam 赵楠

Tây An: Thiểm Tây nhân dân giáo dục xuất bản xã, 2021

Previous Post Next Post