Dịch thuật: Cách đặt tên và biệt hiệu của rượu (kì 2)

 

CÁCH ĐẶT TÊN VÀ BIỆT HIỆU CỦA RƯỢU

(kì 2) 

HOÀNG LƯU

黄流 

          Tên gọi “Hoàng lưu” 黄流có xuất xứ câu trong Thi – Đại nhã – Hạn lộc - 大雅- 旱麓:

Sắt bỉ ngọc toản

Hoàng lưu tại trung

瑟彼玉瓒

黄流在中

(Chén ngọc toản kia xinh đẹp

Bên trong đựng hoàng lưu)

          Lục Du 陆游 trong Đề trai bích 题斋壁đã miêu tả tỉnh cảnh bi khổ với hai câu:

Trú toàn chân hoả ôn hiêu phúc

Dạ vãn hoàng lưu quán bệnh hài

昼全真火温枵腹

夜挽黄流灌病骸

(Ngày bảo toàn chân hoả giữ ấm bụng trống không

Đêm kéo hoàng lưu đến tưới lên thân già bệnh)

          Thi nhân đời Tống lại có câu:

Gia xan nghi bạch xán

Thủ tuý hỉ hoàng kiều

加餐宜白粲

取醉喜黄娇

(Bữa cơm ưa dùng gạo trắng

Khi say thì thích hoàng kiều)

Từ “hoàng kiều” 黄娇cũng chỉ rượu, ý nghĩa là người kiều mị xinh đẹp, nhân đó mà cách nói “hoàng lưu” 黄流càng thêm uyển chuyển.

          Từ “hoàng lưu” 黄流dùng rất rộng, đến nay người Nhật tuy không dùng “hoàng lưu” để ví với rượu, nhưng lại dùng “quán hoàng thang” 灌黄汤 để chỉ trích một người nào đó say đến mức mất cả lễ nghi hoặc kẻ tham rượu không lo chính sự. Từ “hoàng thang” 黄汤chính là từ “hoàng lưu” 黄流diễn biến ra. ….

                                                               Huỳnh Chương Hưng

                                                               Quy Nhơn 27/10/2023

Nguồn

TỬU TỤC

酒俗

Tác giả: Từ Cẩn 徐谨

Thiên Tân: Thiên Tân nhân dân xuất bản xã, 2012.

 

Previous Post Next Post