Dịch thuật: "Ba ba" 爸爸 từng gọi là "gia" 爷

 

“BA BA ” 爸爸TỪNG GỌI LÀ “GIA”

          Trẻ con bi bô học nói đều biết “cha của cha” là “gia gia” 爷爷 (ông). Từ sau khi toàn dân phổ cập tiếng phổ thông, “phụ thân” 父亲 là “ba ba” 爸爸, “tổ phụ” 祖父là “gia gia” 爷爷 đã thành từ xưng hô tiêu chuẩn. Nhưng bạn có biết, người xưa lại gọi “ba ba” 爸爸là “gia” không? 

          Bạn có biết câu chuyện Mộc Lan 木兰là nữ cải trang thành nam thay cha tùng quân?

          Câu chuyện Mộc Lan xuất phát từ “Mộc Lan từ” 木兰辞trong “Nhạc phủ thi tập” 乐府诗集do văn học gia Quách Mậu Thiến 郭茂倩 đời Tống biên soạn. Trong thơ viết rằng:

Quân thư thập nhị quyển

Quyển quyển hữu gia danh

A gia vô đại nhi

Mộc Lan vô trưởng huynh

Nguyện vị thị an mã

Tùng thử thế gia chinh

军书十二卷

卷卷有爷名

阿爷无大儿

木兰无长兄

愿为市鞍马

从此替爷征

(Danh sách trưng binh có mười hai quyển

Quyển nào cũng có tên của cha

Cha không có con trai trưởng

Mộc Lan không có anh

Mộc Lan nguyện đi mua ngựa và yên cương

Từ đây thay cha tùng quân)

“Gia” ở đây chính là phụ thân.

          Và như trong Bắc chinh 北征của Đỗ Phủ 杜甫:

Bình sinh sở kiều nhi

Nhan sắc bạch thắng tuyết

Kiến gia bối nhi đề

 Cấu nhị cước bất mạt

平生所娇儿

颜色白胜雪

见爷背而啼

垢腻脚不抹

(Bình sinh đứa con được nuông chiều

Da mặt còn trắng hơn cả tuyết

Trông thấy cha liền quay lưng lại khóc

Trên người dính đầy bẩn chân lại không mang tất)

“Gia” ở đây cũng chỉ phụ thân.                                

          Chữ “gia” này, có sách cũng viết là , đồng nghĩa.

         Hiện tại, trong tiếng ở Tô Bắc 苏北 Giang Tô 江苏, tiếng ở Trường Sa 长沙Hồ Nam 湖南, tiếng  ở Nam Xương 南昌 Giang Tây 江西, vẫn gọi “ba ba” 爸爸là “gia” .

                                                                       Huỳnh Chương Hưng

                                                                       Quy Nhơn 25/10/2023

Nguồn

TRUNG QUỐC NHÂN ĐÍCH XƯNG HÔ

中国人的称呼

Biên soạn: Lưu Nhất Đạt 刘一达

Tranh vẽ: Mã Hải Phương 马海方

Bắc Kinh: Trung dịch xuất bản xã, 2022

Previous Post Next Post