Dịch thuật: Tây bắc phong yên (tiếp theo) (Tư Mã Thiên)

 

TÂY BẮC PHONG YÊN

(tiếp theo)

          Năm Tư Mã Thiên 25 tuổi (năm 121 trước công nguyên), phát sinh cuộc hội chiến ở Hà Tây 河西nổi tiếng. Vị tướng quân trẻ Hoắc Khứ Bệnh 霍去病 (cháu gọi Vệ Thanh 卫青 bằng cậu) vào mùa xuân mùa hạ hai lần xuất tái, thâm nhập cả ngàn dặm ở đại mạc, đại phá Hung nô ở Kì Liên sơn 祁连山. Quân Hán giết và bắt sống quân Hung nô cả đến hơn 4 vạn người.

          Đại thắng lần đầu, bức Thiền vu Hung nô dẫn hơn 4 vạn người Hung nô đầu hàng triều Hán.

          Vũ Đế rất vui mừng, lệnh dời họ đến đến 5 quận là Thiên Thuỷ 天水, Bắc Địa 北地, Thượng Quận 上郡, Tây Hà 西河, An Định 安定, lần lượt thành lập 5 thuộc quốc. Còn vùng Hà Tây 河西 nơi vốn người Hung nô sinh sống, mở rộng thành 4 quận Vũ Uy 武威, Trương Dịch 张掖, Tửu Tuyền 酒泉, Đôn Hoàng 敦煌.

          Đại thắng lần thứ hai là trận quyết chiến tại mạc bắc, lúc Tư Mã Thiên 27 tuổi (năm 119 trước công nguyên). Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh mỗi người thống lĩnh 5 vạn kị binh, tổ thành 5 binh đoàn, triển khai trận đại viễn chinh có quy mô lớn nhất, chiến tuyến kéo dài nhất trong lịch sử từ trước đến lúc đó. Vệ Thanh từ Định Tương 定襄xuất tái, đánh bại Thiền vu Y Trĩ Tà 伊稚斜ở phía tây chiến trường, truy đuổi một mạch đến Điền Nhan sơn 阗颜山 (nay là vùngNgoại Mông Cổ), giết chết hơn 19000 người Hung nô.

          Hoắc Khứ Bệnh thì chia quân làm hai lộ, lần lượt từ Đại quận 代郡và quận Hữu Bắc Bình 右北平 xuất tái 2000 dặm, xuyên qua đại mạc, kịch chiến với đại quân Hung nô tại phía đông chiến trường, giết chết hơn 7 vạn quân Hung nô, tiến đánh đến Lang Cư Tư sơn 狼居胥山mới đại thắng quay về.

          Hai lần đại thắng lợi huy hoàng này, khiến Vũ Đế nghênh ngang đắc ý.

          Tư Mã Thiên rất chú ý đến sự phát triển của những trận chiến này. Ông cho rằng, tuy quân Hán đuổi được Hung nô ra xa, nhưng tổn thấy của hai bên cũng ngang nhau. Quân Hán xuất chinh với 14 vạn chiến mã, lúc trở về chỉ còn lại 3 vạn, tổn thất nặng nề. Đương thới tác chiến với Hung nô, nếu không có ngựa thì không cách nào thắng lợi. Triều Hán trong một thời gian ngắn, mất đi năng lực phát động đại chiến tranh. Thời kì chiến tranh, binh mã cần một số lượng lớn lương thực, đều là từ đường dài đưa đến, Tài lực, vật lực, nhân lực mà có được không được lãng phí, đều do bách tính đảm nhiệm, tất cả làm tăng thêm gánh nặng cho bách tính.

          Trong chiến tranh, không ít tướng sĩ quân quan đông được phong thưởng, tướng sĩ quân quan tây không có được sự đãi ngộ và việc con dân nước Tần bị triều đình kì thị đã bộc lộ ra, Những điều đó đã gây nên sự đả kích đối với tâm linh Tư Mã Thiên. Ông nhớ tới vấn đề này mà trước đó phụ thân đã từng nói qua với ông. Đối mặt với hiện thực, ông không thể không thừa nhận phụ thân là đúng.

          Sủng phi Vệ Tử Phu 卫子夫đương thời của Vũ Đế, chính là chị của Vệ Thanh. Vệ Thanh dựa vào mối quan hệ với chị, được Vũ Đế trọng dụng, cháu gọi bằng cậu của Vệ Thanh là Hoắc Khứ Bệnh cũng được đề bạt. Trong lịch sử gọi thân nhân hậu phi của hoàng đế là “ngoại thích” 外戚. Nhân vật trọng yếu nắm giữ và chỉ huy quân đội lúc bấy giờ chính là những quân nhân ngoại thích này.

                                                                       Huỳnh Chương Hưng

                                                                       Quy Nhơn 24/9/2023

Nguồn

TƯ MÃ THIÊN

司马迁

 Tác giả: Đặng Tương Tử 邓湘子

Triết Giang thiếu niên nhi đồng xuất bản xã, 2006.

Previous Post Next Post