Dịch thuật: Danh nhân họ Hoàng

DANH NHÂN HỌ HOÀNG 

1- Hoàng Hiết 黄歇:

          Đại thần nước Sở thời Chiến Quốc, tức Xuân Thân Quân 春申君, một trong “Chiến Quốc tứ công tử” 战国四公子. Hoàng Hiết từ sớm đã du học khắp nơi, bác văn thiện biện, được tán thưởng thời Sở Khoảnh Tương Vương 顷襄王. Thời Sở Khảo Liệt Vương 楚考烈王được nhậm mệnh làm Tể tướng, phong Xuân Thân Quân 春申君. Thông qua việc giải vây Hàm Đan , diệt nước Lỗ, thanh vọng của Hoàng Hiết tăng lên nhiều, cũng khiến cho nước Sở hưng thịnh cường đại.

2- Hoàng Bá 黄霸:

          Đại thần thời Tây Hán, làm quan trải qua ba triều là Hán Vũ Đế 汉武帝, Hán Chiêu Đế 汉昭帝và Hán Tuyên Đế 汉宣帝. Hoàng Bá từ nhỏ đã có chí lớn, giỏi binh pháp, từ là một viên quan địa phương lên đến chức Thừa tướng, nắm giữ triều cương. Hoàng Bá làm quan thanh liêm, chính tích đột xuất, với Cung Toại 龚遂cùng là đại biểu cho “tuần lại” 循吏, hai người được xưng là “Cung Hoàng” 龚黄.

3- Hoàng Hương 黄香:

          Quan viên thời Đông Hán. Hoàng Hương thông hiểu sự vụ biên phòng, điều độ có phương pháp, rất được hoàng đế tán thưởng. Ông một lòng vì dân, từng lấy bổng lộc của mình để cứu tế dân chúng. Con ông là Hoàng Quỳnh 黄琼cùng cháu cố là Hoàng Uyển 黄琬đều làm quan đến Thái uý, nổi tiếng khắp thiên hạ. Người được nói đến ở câu chuyện “phiến chẩm ông khâm” 扇枕温衾(quạt nồng ấp lạnh) trong “Nhị thập tứ hiếu” 二十四孝chính là Hoàng Hương. Năm lên 9 tuổi, đã biết thờ phụng song thân, nổi tiếng ở kinh sư, được khen là “Thiên hạ vô song, Giang Hạ Hoàng Hương” 天下无双, 江夏黄香.

4- Hoàng Trung 黄忠:

          Danh tướng Thục Hán thời Tam Quốc. Lúc đầu làm bộ hạ của Lưu Biểu 刘表, sau về với Lưu Bị 刘备, giúp Lưu Bị công hạ Ích Châu 益州. Hoàng Trung theo Lưu Bị nhiều lần lập chiến công, được phong Quan Nội Hầu 关内侯. Sau khi bệnh và qua đời, ông được ban tên thuỵ là “Cương Hầu” 刚侯. Do bởi Hoàng Trung trong tác phẩm văn học đa phần là hình tượng một vị lão tướng dũng mãnh, nên Hoàng Trung trở thành đại danh từ “Lão đương ích tráng” 老当益壮.

5- Hoàng Sào 黄巢:

          Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân cuối đời Đường. Hoàng Sào thống lĩnh dân chúng khởi nghĩa, hỗ tương hưởng ứng Vương Tiên Chi 王仙芝. Sau khi Vương Tiên Chi qua đời, Hoàng Sào làm thủ lĩnh, sau đó ông chinh chiến nam bắc, công nhập Trường An 长安, kiến lập Đại Tề 大齐, nhưng cuối cùng binh bại. Trước lúc phát động khởi nghĩa, Hoàng Sào có làm một bài thơ, tiêu đề là “Đề cúc hoa” 题菊花, trong đó câu câu:

Tha niên nhược ngã vi Thanh đế,

Báo dữ đào hoa nhất xứ khai.

他年若我为青帝,

报与桃花一处开.

Một ngày nào đó nếu ta là Thanh đế

Sẽ sắp xếp cho hoa cúc và hoa đào cùng đua nở.)

Được nhiều người biết đến.

6- Hoàng Đạo Bà 黄道婆:

          Miên phưởng chức gia 棉纺织家 nổi tiếng cuối đời Tống đầu đời Nguyên. Bà sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, lúc nhỏ lưu lạc đến Nhai Châu 崖州, học được kĩ thuật dệt của người địa phương, sau khi về quê, truyền thụ lại kĩ thuật dệt, đồng thời nghiên cứu và phát triển các công cụ dệt tiên tiến, được mọi người kính trọng. Đời Thanh được tôn làm thuỷ tổ nghề dệt. Mộ phần của bà ở tại vị trí mà hiện nay là Long Hoa 龙华Thượng Hải 上海.

7- Hoàng Đạo Chu 黄道周:

          Học giả, thư hoạ gia, văn học gia cuối đời Minh. Lúc trẻ khổ học, về sau dạy học ở nhiều thư viện, trứ tác cũng rất nhiều. Ông làm quan cương chính không xu nịnh, dám dâng lời nói thẳng. Đến cuối đời Minh, Hoàng Đạo Chu chủ trương kháng Thanh, binh bại bị bắt, ông thung dung tựu nghĩa. Về thư pháp, Hoàng Đạo Chu giỏi về các thể khải, hành, thảo. Thư pháp của ông mang tính sáng tạo…..

                                                                    (còn tiếp)

                                                               Huỳnh Chương Hưng

                                                               Quy Nhơn 26/9/2023

Nguồn

HOẠ THUYẾT BÁCH GIA TÍNH

画说百家姓

Ban biên tập: Đồ giải kinh điển 图解经典

Bắc Kinh Liên hợp xuất bản công ti, 2015

  

Previous Post Next Post