“SỬ KÍ” – TẢN VĂN LỊCH SỬ
Sử kí 史记là bộ tản văn lịch sử theo thể kỉ truyện của Tư Mã
Thiên 司马迁, sử học gia nổi tiếng thời Tây Hán ở Trung Quốc, nó
ghi chép lịch sử tổng cộng hơn 3000 năm trên từ thời đại Hoàng Đế 黄帝trong truyền thuyết thượng cổ, dưới đến thời Hán Vũ Đế
汉武帝. Trong lịch sử phát triển tản văn Trung Quốc, nó có
tác dụng thừa tiên khải hậu, là thành tựu tối cao của tản văn lịch sử cổ đại, Lỗ
Tấn 鲁迅 từng
khen bộ sử đó là “sử gia chi tuyệt xướng, vô vận chi li tao” 史家之绝唱, 无韵之离骚 (là sáng tác đạt trình độ cao nhất của sử gia, là tác
phẩm Li tao không vần).
Tư Mã Thiên
nhẫn nhục viết “Sử kí”
Tư Mã
Thiên 司马迁 (năm
145 hoặc năm 135 trước công nguyên - ?), tự Tử Trường 子长,
gia tộc của ông nối đời làm Sử quan. Tư Mã Thiên từ nhỏ đã khắc khổ đọc sách,
bái qua rất nhiều danh sư làm thầy, có được một cơ sở văn hoá thâm hậu. Sau khi
phụ thân Tư Mã Đàm 司马谈 bệnh
và qua đời, Tư Mã Thiên thay phụ thân làm Thái sử lệnh 太史令,
bắt đầu bắt tay vào biên soạn Sử kí.
Nhưng một sự kiện phát sinh mấy năm sau đó suýt chút nữa huỷ diệt Tư Mã Thiên.
Một lần
nọ trong trận chiến giữa nhà Hán với Hung nô, Kị đô uý Lí Lăng 李陵 tuy ra sức giết địch, nhưng cuối cùng quả bất địch
chúng nên đã bị bắt, cuối cùng đầu hàng Hung nô. Sau khi tin tức truyền đến Trường
An 长安 đã gây lên sóng gió, Hán Vũ Đế vô cùng tức giận, cả
triều bách quan văn võ chỉ ngầm thăm dò nhau qua lời nói và sắc mặt, mấy ngày
trước lũ lượt khen ngợi Lí Lăng, giờ lại phụ hoạ theo Hán Vũ Đế, chỉ trích tội
trạng của Lí Lăng. Hán Vũ Đế hỏi ý kiến Tư Mã Thiên, Tư Mã Thiên nói rằng:
- Lí Lăng dẫn bộ binh chưa đến 5000 người,
thâm nhập vào đất địch, đánh với mấy vạn quân địch. Lúc cứu binh chưa đến,
trong tình hình đạn hết lương tuyệt, vẫn ra sức giết địch, danh tướng cổ đại
cũng không được như thế. Ông ấy sở dĩ đầu hàng Hung nô, nhất định là muốn tìm
cơ hội để báo đáp Hán thất.
Những lời
nói thẳng của Tư Mã Thiên đã xúc nộ Hán Vũ Đế, thế là Hán Vũ Đế đã bắt Tư Mã
Thiên giam vào ngục.
Chẳng
bao lâu, có tin đồn Lí Lăng dẫn quân Hung nô đánh triều Hán. Hán Vũ Đế tin là
thật, bèn vội vã giết chết cả nhà Lí Lăng. Tư Mã Thiên cũng vì việc đó mà bị xử
tử hình. Theo hình pháp của triều Hán, tội tử hình có hai cách miễn giảm:
- Dùng
50 vạn tiền chuộc tội.
- Chịu
cung hình,
Tư Mã
Thiên chức quan nhỏ, nhà lại nghèo, lấy đâu ra tiền để chuộc tội, còn cung hình
thì đương thời có thể gọi là một việc đại sỉ nhục, ô uế đến cả tiên nhân, bị
người thân bạn bè chê cười. Tư Mã Thiên nghĩ đến bộ Sử kí mà mình khổ tâm biên soạn chưa hoàn thành đã mạnh dạn chọn lấy
cung hình.
Năm 96 trước công nguyên, Hán Vũ Đế đại xá thiên hạ. Lúc bấy giờ Tư Mã Thiên đã 50 tuổi, sau khi ra khỏi ngục làm Trung thư lệnh 中书令. Trung thư lệnh là chức vị do “hoạn quan” đảm nhiệm, đây lại là một cú đánh tàn khốc về tinh thần một lần nữa. Năm 91 trước công nguyên, trải qua 13 năm, bộ sử thư đồ sộ hơn 52 vạn chữ cuối cùng cũng đã hoàn thành. Bộ Sử kí lúc ban đầu không có tên, Tư Mã Thiên đem bản thảo đưa cho Đông Phương Sóc 东方朔 xem qua, Đông Phương Sóc bội phục không thôi, bèn đặt tên là “Thái Sử Công thư” 太史公书, hậu thế xưng “Thái Sử Công thư” 太史公书, “Sử kí” 史记.
Đi tiên
phong về sử thư theo thể kỉ truyện
Sử kí phân làm 5 chủ đề là “bản kỉ” 本纪, “biểu” 表, “thư” 书, thế gia” 世家 và “liệt truyện” 列传,
“Bản kỉ” 本纪là đề cương của toàn sách, theo thời gian tháng năm
ghi chép chính tích ngôn hành của đế vương. “Biểu” 表dùng
bảng biểu trình bày giản lược thế hệ, nhân vật và sử sự. “Thư” 书 kí thuật nội dung các phương diện như sự phát triển của
chế độ, liên quan đến chế độ lễ nhạc, , thiên văn binh luật, kinh tế xã hội, địa
lí sông ngòi, “Thế gia” 世家ghi chép sử tích vương
hầu của tử tôn thế tập của các phong quốc và đặc biệt là sự tích của nhân vật
quan trọng. “Liệt truyện” 列传 là ghi chép sự tích
bình sinh của các nhân vật đại biểu về các phương diện khác ngoài đế vương chư
hầu và truyện kí về các dân tộc thiểu số.
Về nội
dung văn chương, Sử kí có thể phân
làm hai bộ phận: Chính văn ở trước là
miêu thuật về cuộc đời của nhân vật, bộ phận này đều lấy những sự kiện mang
tính đại biểu hoặc dật sự hàm tiếp giao tạp mà thành; sau chính văn thêm bình
luận hoặc cảm tưởng của tác giả, thông thường dùng “Thái Sử Công viết” 太史曰 khởi đầu, nội dung hoặc có sự kinh lịch của tác giả,
hoặc có sự bình luận đánh giá đối với nhân vật, hoặc có quá trình thu thập tư
liệu, nhưng vẫn lấy bình luận đề tài tính cách của nhân vật cùng với hành sự
làm chính, điều đó cũng hô ứng với mục tiên biên soạn “cứu thiên nhân chi tế” 究天人之际 (nghiên cứu mối quan hệ giữa thiên đạo và nhân sự) ở
“tự tự” 自序 (1) của Tư Mã Thiên.
Khác với trước là, phương thức biên soạn Sử kí đã đi tiên phong trong việc biên soạn theo thể kỉ truyện: lấy việc miêu thuật cuộc đời của nhân vật làm chính, niên đại trước sau làm phụ. Từ sau đó, có các bộ sử thư như “Hán thư” 汉书, “Tam quốc chí” 三国志 và “Hậu Hán thư” 后汉书 mô phỏng theo thể loại này, khiến thể kỉ truyện trở thành phương thức sánh tác chủ lưu mà những sáng tác sử quan phương từ đời Hán trở về sau áp dụng. ….. (còn tiếp)
Chú của người
dịch
1- Câu này ở “Báo
Nhậm An thư” 报任安书
Cứu thiên nhân chi tế, thông cổ kim chi biến,
thành nhất gia chi ngôn.
究天人之际, 通古今之变, 成一家之言.
(Nghiên cứu mối quan hệ giữa thiên đạo và nhân sự, quán thông mạch lộ thịnh suy biến thiên của thế đạo xưa nay, thành lời của một nhà.)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 06/8/2023
Nguyên tác Trung văn
LỊCH SỬ TẢN VĂN – “SỬ KÍ”
历史散文 “史记”
Trong quyển
NHẤT BẢN THƯ ĐỘC ĐỔNG
TRUNG QUỐC TRUYỀN THUYẾT VĂN HOÁ
(quyển 1)
一本书读懂中国传说文化
Tác giả: Thạch Khai Hàng 石开航
Bắc Kinh: Trung Hoa Hoa kiều xuất bản xã, 2012, tái bản
2019