Dịch thuật: Nước Hoàng cổ thời Tây Chu - đất phát nguyên họ Hoàng (Huỳnh)

 

NƯỚC HOÀNG CỔ THỜI TÂY CHU

ĐẤT PHÁT NGUYÊN HỌ HOÀNG (HUỲNH)

          Huyện Hoàng Xuyên 潢川 (1) là cố thành của nước Hoàng cổ, là phong địa của Bá Ích 伯益 thời Tây Chu. Di chỉ thành trì tại phụ cận 6000m phía tây thành huyện Hoàng Xuyên 潢川, chu vi gần 7000m, có dạng hình chữ nhật. Di chỉ cung điện nước Hoàng cổ tại chính trung thành nam của cố thành, được gọi là “Hoàng Quân đài” 黄君台. “Thiên trì” 天池 (ao trời) trên đài bốn mùa nước trong vắt, hạn hán có kéo dài nó cũng không khô cạn, nhân đó mà được khen là “Thần trì” 神池 (ao Thần). Bên ngoài tường thành đông tây của cố thành, còn bảo tồn được di chỉ của phường chế tác đồ gốm và chế tác đồng của nước Hoàng năm đó, chung quanh tản mác những mảnh gốm, xỉ đồng, những mảnh đồng vỡ, cùng với một số lượng lớn những mảnh binh khí tàn khuyết như qua, mâu, kiếm ở thời kì Xuân Thu nhà Tây Chu. Tại khu vực mộ táng tập trung ở thành tây, còn có một số lượng lớn văn vật cổ dưới lòng đất.

          Hoàng Xuyên 潢川 không chỉ là thánh địa cội nguồn tổ tiên của họ Hoàng (Huỳnh) , mà còn là Văn sử quán về văn hoá nước Hoàng cổ.

Chú của người dịch

1- Huyện Hoàng Xuyên 潢川tại thành phố Tín Dương 信阳 tỉnh Hà Nam 河南, thời cổ gọi là Quang Châu 光州, là đất phát nguyên của một chi họ Hoàng . Năm Dân Quốc thứ 2 (năm 1913) Quang Châu được đổi là huyện Hoàng Xuyên.

                                                               Huỳnh Chương Hưng

                                                               Quy Nhơn 29/8/2023

Nguồn

HOẠ THUYẾT BÁCH GIA TÍNH

画说百家姓

Ban biên tập: Đồ giải kinh điển 图解经典

Bắc Kinh Liên hợp xuất bản công ti, 2015

Previous Post Next Post