Dịch thuật: Kiểu chữ hình thanh thiên về một góc - Bàn về chữ "dĩnh"

 

KIỂU CHỮ HÌNH THANH THIÊN VỀ MỘT GÓC

Bàn về chữ “dĩnh”

          “Dĩnh” trong từ “dĩnh ngộ” 颖悟 (thông minh) là chữ hình thanh (hình thanh tự 形声字). Do chữ (hoà) và chữ (khoảnh) hợp lại mà thành (1). là hình phù, là hình phù. Mảnh vỏ của hạt mạ giống nhọn nhọn, cho nên “dĩnh” có nghĩa là lên ngọn. Điều mà gọi là “thoát dĩnh nhi xuất” 脱颖而出 chính là đã lên ngọn, lộ đầu ra, cùng với “thông tuệ” khác với bình thường. Chữ dùng (khoảnh) làm thanh phù còn có (dĩnh) ở từ 颍水 (Dĩnh thuỷ), Dĩnh thuỷ 颍水 là chi lưu lớn nhất của Hoài hà 淮河, nó chảy xuyên qua phía đông Hà Nam 河南và phía tây bắc An Huy 安徽, dài đến hơn 500km. (dĩnh) trong 颍水 (Dĩnh thuỷ) chính là do (thuỷ) và (khoảnh) tổ thành. (thuỷ) là hình phù, (khoảnh) là thanh phù.

          Chữ hình thanh (dĩnh), trong số những chữ hình thanh là loại có kết cấu đặc thù. Nó vừa không phải có kết cấu trên dưới trong chữ hình thanh, cũng không phải có kết cấu trái phải, càng không phải có kết cấu trong ngoài, nó có kiểu thiên về một góc. Thanh phù chiếm 3/4 của toàn chữ, hình phù chỉ chiếm 1/4 của toàn chữ, thiên về một góc. Chữ có kết cấu theo kiểu này chiếm tỉ lệ không nhiều, nhưng tập trung lại cũng không ít. Như:

          cường, cương, kinh, tuy, đằng, thắng, đằng, cốc, cốc, hộc, cấu v.v…

          Thanh phù của (cường) là (hoằng), hình phù là (trùng), ở góc dưới bên phải.

          - Thanh phù của (cương) là (cường), hình phù là (thổ), ở góc dưới bên trái.

          - Thanh phù của (kinh) là (hình), hình phù là (thảo), bộ này thiên về góc trên bên trái.

          - Thanh phù của (tuy) là (duy), hình phù là (trùng), ở góc dưới bên trái.

          - Thanh phù của các chữ (đằng) (thắng) (đằng) đều là (trẫm). Hình phù của (đằng) là (ngôn), hình phù của (thắng) là (lực), hình phù của (đằng) là (mã). (ngôn), (lực), (mã) đều ở góc dưới bên phải.

          - Thanh phù của (cốc), (cốc), (hộc), (cấu) đều là phần bên phải của chữ, hình phù của (cốc) là (hoà), hình phù của (cốc) là (xa), hình phù của (hộc) là (giác), hình phù của (cấu) là (cung). (hoà), (xa), (giác), (cung) đều ở góc dưới bên trái.

          Còn có một kiểu thiên về một góc mà thanh phù đã biến hoá, khó mà nhìn thấy diện mạo gốc của nó, Như (long) là do (giáng) và (sinh) tổ hợp lại mà thành. (giáng) đã giảm 4 nét ở góc dưới bên phải, (sinh) ở góc dưới bên phải. Và như chữ (tặc) trong 盜賊 (đạo tặc), nguyên là chữ (tắc) và chữ (qua) tổ thành. Hai nét sổ của chữ (tắc) đã biến dạng thành 1 ngang 1 phẩy, (qua) là hình phù, (qua) ở góc trên bên phải, chữ này cũng thuộc về kiểu thiên về một góc.

Chú của nguyên tác

1- Thuyết văn 说文: “ Dĩnh, tùng hoà khoảnh thanh” . 从禾顷声.

                                                               (Trung Hoa thư cục ảnh ấn)

                                                          Huỳnh Chương Hưng

                                                          Quy Nhơn 27/8/2023

Nguyên tác Trung văn

HÌNH THANH TỰ THIÊN GIÁC THỨC

ĐÀM “DĨNH

形声字偏角式

 

Trong quyển

HÁN TỰ THẬP THÚ

汉字拾趣

Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)

Phúc Đán Đại học xuất bản xã, 1998

Previous Post Next Post