SƠN ĐÔNG NHẤT QUÁN THƯ VIỆN
Nhất Quán Thư Viện 一贯书院 tại Đàm Thành 郯城 Sơn Đông 山东, thư viện còn có tên là Tăng Tử Thư Viện 曾子书院, Cầm Thanh Thư Viện 琴声书院, Tông Thánh Thư Viện 宗圣书院.
Tương
truyền vào thời Xuân Thu, lúc Tăng Tử 曾子du học từng cư trú,
dạy học ở đây, người đời sau lập “Tăng Tử từ” 曾子祠.
Năm thứ 2 niên hiệu Chí Chính 至正 đời Nguyên (năm 1342), Quan Đề cử Quản Văn Thông 管文通xướng nghị xây dựng thư viện, triều đình ban biển ngạch
“Tăng Tử Thư Viện” 曾子书院. Trong thư viện có một tảng đá rất lớn, gõ vào phát
ra âm thanh nghe như tiếng đàn cầm, cho nên còn có tên là “Cầm Thanh Thư Viện” 琴声书院, đời Minh đổi thành “Tông Thánh Thư Viện” 宗圣书院, tế tự Tăng Tử, đồng thời giảng dạy sinh đồ. có nhiều
loại nhạc khí, tế cụ và kinh thư.
Năm thứ
23 niên hiệu Gia Tĩnh 嘉靖 (năm 1544) lại đổi tên thành “Nhất Quán Thư Viện” 一贯书院, sau bị sụp trong cơn địa chấn. Năm thứ 15 niên hiệu
Càn Long 乾隆 (năm
1750), Tri huyện Lí Hồ 李湖 xuất tiền cho trùng tu. Thư viện có ban trị sự, thành
viên do các thạc nho trong huyện tổ thành. “Sơn trưởng” 山长 (1) dó huyện quan, sĩ thân mời, lập đứng đầu 1 người, phụ
trách sự vụ sinh hoạt của sinh viên; “học trưởng” 学长
1 người (tuyển chọn trong số sinh viên), lo liệu những việc liên quan đến việc
học tập của sinh viên. Việc trọng đại phải do ban trị sự của thư viện quyết định.
Sinh viên nhìn chung chia làm hai loại:
Một là
sinh viên kinh qua “đồng thí” 童试 (2) hợp
cách hoặc trình độ tương đương với đồng sinh, quanh năm cư trú tại thư viện học
tập kinh sử, để chuẩn bị ứng khảo, gọi là “Sinh đồng thường khoá” 生童常课.
Hai là
“phụ học sinh viên” 附学生员, mỗi tháng đến thư viện nghe giảng nhiều lần, nộp mấy
thiên thơ văn từ phú, xin phê chấm, chuẩn bị ứng khảo Hương thí, gọi là “Văn
sinh nguyệt khoá” 文生月课.
Năm thứ 28 niên hiệu Quang Tự 光绪 (năm 1902), đổi sang “Cao đẳng tiểu học đường” 高等小学堂 do huyện lập.
Chú của người
dịch
1- Sơn trưởng 山长: Cũng gọi là Viện
trưởng 院长, Viện chủ 院主, Động chủ 洞主, Chủ động 主洞, Chưởng giáo 掌教 … là người phụ trách thư viện thời cổ.
2- Đồng thí 童试: là kì khảo thí
đầu tiên trong chế độ khoa cử, cũng có thể nói là “nhập môn khảo thí” 入门考试. Người tham gia ‘đồng thí” được gọi là “đồng sinh” 童生. “Đồng” 童ở đây không phải là
“nhi đồng”, nhân vì “đồng sinh” không liên quan gì đến tuổi tác, trẻ em 5 tuổi
cũng có thể là “đồng sinh”, ông lão 50 tuổi cũng có thể là “đồng sinh”, chỉ cần
gia nhập vào giai đoạn “dồng thí” nhập môn. Mục đích của “đồng thí” là để có được
tư cách “tú tài” 秀才. Bởi chỉ có tú tài mới có thể tham gia các kì thi sau
đó, cho nên người có thân phận khảo xuất từ “đồng thí”, là “tú tài”. ...
https://k.sina.cn/article_1504809754_59b1931a00100qpe1.html?from=history
Đồng thí bao gồm 3 giai đoạn: huyện thí 县试, phủ thí 府试, viện thí 院试. Người đạt được viện thí có thể vào học tại phủ, châu, huyện sở tại gọi là “sinh viên” 生员, tục gọi là “tú tài” 秀才. Sinh viên phân làm “lẫm sinh” 廪生, “tăng sinh” 增生, “phụ sinh” 附生. Sinh viên kinh qua thi cử hợp cách mới có tư cách tham gia hương thí, gọi là “khoa cử sinh viên” 科举生员.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 26/7/2023
Nguồn
TRUNG QUỐC THƯ VIỆN TỪ ĐIỂN
中國書院辭典
Chủ biên: Quý Khiếu Phong 季啸风
Triết Giang giáo dục xuất bản xã, 1996.