Dịch thuật: Diễn biến của Hán tự

 

DIỄN BIẾN CỦA HÁN TỰ

          Hán tự 汉字 (chữ Hán) là loại văn tự biểu ý có sự kết hợp mật thiết giữa hình thể và ý nghĩa. Nó dần từ cụ thể đi đến trừu tượng, phù hiệu hoá, hình thức khối vuông dần cố định. Bắt đầu từ thời Ân Thương 殷商có văn tự vật thực, diễn biến của Hán tự trải qua mấy giai đoạn là: giáp cốt văn, kim văn, đại triện, tiểu triện, lệ thư, khải thư, thảo thư, hành thư, Tống thể …

          - Giáp cốt văn 甲骨文: hình thái văn tự sớm nhất mà trước mắt phát hiện, bắt nguồn từ thời Ân Thương 殷商.

          - Kim văn 金文: văn tự được chạm khắc trên khí vật chuông đỉnh, xuất hiện vào thời Thương Chu 商周.

          - Đại triện 大篆: còn gọi là “Trứu văn” 籀文 do Thái sử Trứu đời Chu sáng tạo, thông hành thời Xuân Thu Chiến Quốc ở khu vực nước Tần .

         - Tiểu triện 小篆: thích ứng với hình thế nước Tần thống nhất Trung Quốc mà hình thành, từ đại triện giản hoá mà ra.

          - Lệ thư 隶书: hình thành vào cuối thời Chiến Quốc, thành thục vào thời Hán, từ tiểu triện giản hoá mà thành.

          - Khải thư 楷书: xuất hiện vào thời Đông Hán, tiến một bước hoàn thiện vào thời Lục Triều, thành thục vào thời Đường, từ lệ thư giản hoá mà ra.

          - Thảo thư 草书: biến thể của khải thư, sản sinh vào thời Hán.

          - Hành thư 行书: bắt nguồn từ thời Hán, là loại tự thể ở giữa khải thư với thảo thư.

          - Tống thể 宋体: xuất hiện vào thời Tống, hưng khởi bởi những người thợ in ấn và điêu khắc chế bản. Thư tịch đời sau đa phần dùng loại tự thể này.

                                                                     Huỳnh Chương Hưng

                                                                      Quy Nhơn 03/7/2023

Nguồn

BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 30000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC

不可不知的3000个文化常识

Biên soạn: Tinh Hán

Nam Xương: Giang Tây mĩ thuật xuất bản xã, 1018

Previous Post Next Post