Dịch thuật: Chữ 咱 (cha) đến từ khẩu ngữ dân gian

 

CHỮ  (CHA) ĐẾN TỪ KHẨU NGỮ DÂN GIAN

          (cha) là (ngã) tức từ tự xưng, nếu thêm chữ (môn) thì có nghĩa là 我们 tức chúng tôi.

          Tuy là đồng nghĩa, nhưng hai chữ lại có chút khác nhau, ví dụ như trong cuộc sống hiện thực, bạn cùng người khác trò chuyện, khi nói đến 我们, nếu dùng hoặc 咱们 chẳng phải là càng gần gũi hơn sao?

          Đích xác, một chữ , trong phút chốc, kéo gần khoảng cách giữa người với người lại. Nhân vì chữ tuy điều mà nó biểu đạt là mối quan hệ giữa tôi và bạn, nhưng mối quan hệ này không như bình thường, như là mối quan hệ thân mật của người một nhà, mà là mối quan hệ trong anh có tôi, trong tôi có anh.

          Bạn xem, tổ hợp của chữ , bên trái là (khẩu) có thể nói năng, bên trái là (tự) chỉ bản thân mình. Đó chẳng phải là từ miệng nói mình sao?

          Trong giáp cốt văn và kim văn thời cổ, không có chữ này. Theo khảo chứng của các nhà ngôn ngữ học, chữ là tiếng địa phương ở phương bắc vào thời Tống Nguyên phát triển mà ra.

          Có học giả nêu dẫn chứng câu của từ nhân nổi tiếng Liễu Vĩnh 柳永 đời Tống trong bài  từ theo điệu Ngọc lâu xuân 玉楼春:

Nễ nhược vô ý hướng cha hành

Vị thậm mộng trung tần tương kiến

你若无意向咱行

为甚梦中频相见

(Nếu người không có  ý đi hướng về phía tôi

Làm sao trong giấc mộng thường được gặp)

Nói rõ đời Tống đã có cách xưng hô này.

          Cũng có người khảo chứng, chữ xuất hiện sớm nhất là trong quân đội ở Sơn Tây.  Quân nhân đương thời, khi nói chuyện cùng trưởng quan hoặc bộ hạ đã dùng thay cho rồi.

         Dùng rõ ràng mối quan giữa đôi bên càng thân mật hơn, hơn nữa có cảm giác quy thuộc. Đối với quân nhân xuất chinh đánh trận mà nói, cách xưng hô này càng quan trọng.

          Trong Khang Hi tự điển 康熙字典  đã giải thích chữ là:

Tử cát thiết, âm . Tục xưng tự kỉ vi “cha”.

子葛切, 音咂. 俗称自己为

(Phiên thiết là “tử cát”, âm đọc là (táp). Tục xưng bản thân mình là “cha”)

          Thời cổ, chữ phát âm là , điều này khả năng có quan hệ với khẩu âm của địa vực khác nhau.

          Tạp kịch đời Nguyên hưng khởi, kịch bản đa phần mang khẩu ngữ hoá, nhân vật đối thoại thường có “”, “咱家”, điều này đã mở rộng và phổ cập cách xưng hô “” , có tác dụng rất lớn.

          Từ sau thời Minh Thanh, “”, “咱家” đã thành cách xưng hô đại chúng hoá, hiện tại vẫn thông dụng toàn quốc.

                                                                      Huỳnh Chương Hưng

                                                                       Quy Nhơn 10/7/2023

Nguồn

TRUNG QUỐC NHÂN ĐÍCH XƯNG HÔ

中国人的称呼

Biên soạn: Lưu Nhất Đạt 刘一达

Tranh vẽ: Mã Hải Phương 马海方

Bắc Kinh: Trung dịch xuất bản xã, 2022

Previous Post Next Post