Dịch thuật: Đoan ngọ tiết

 

ĐOAN NGỌ TIẾT

          “Đoan ngọ tiết” 端午节 còn gọi là “Đoan dương tiết” 端阳节, “Trùng ngọ tiết” 重午节, “Đoan ngũ tiết” 端五节, tục xưng là “Ngũ nguyệt tiết” 五月节, một lễ tiết truyền thống của dân gian Hán tộc Trung Quốc, thời gian là vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch.

          Về nguồn gốc của Đoan ngọ tiết, lưu truyền rộng rãi nhất là kỉ niệm thi nhân yêu nước Khuất Nguyên 屈原. Đại phu nước Sở Khuất Nguyên gặp phải gian thần hãm hại, bị đày đến vùng Mịch La 汨罗. Ông nghe nói thủ đô Sở quốc là Dĩnh bị quân Tần công phá, đã bi thương muôn phần, nhảy xuống sông Mịch La tự tận. Dân vùng ven sông sợ cá ăn thi thể Khuất Nguyên, đã ném gạo xuống sông, đồng thời chèo thuyền để xua đàn cá trong sông, về sau diễn hoá thành hoạt động ăn bánh tông (tông tử 粽子) và đua thuyền rồng. Ngoài ăn bánh tông và đua thuyền rồng ra, Đoan ngọ tiết còn có tập tục đeo túi thơm (tị tà xua đuổi ôn dịch), treo cảnh xương bồ, cỏ ngải, uống rượu hùng hoàng, đeo túi thơm và cột dây ngũ sắc, treo hình Chung Quỳ 钟馗. Ngoài Hán tộc ra, các dân tộc thiểu số khác như Mãn , Triều Tiên 朝鲜, Bạch , Miêu , Cáp Ni 哈尼, Nạp Tây 纳西, Dao , Mông Cổ 蒙古, Bố Y 布依cũng ăn Đoan ngọ tiết, nhưng phong tục có khác với Hán tộc. Hôm Đoan ngọ tiết, Mãn tộc bái thiên, bắn cành liễu, đánh cầu. Triều Tiên tộc chơi đánh đu, nhảy cầu bập bênh, Dao tộc treo dây cát đằng nơi cửa để tị tà xua đuổi quỷ.

                                                                     Huỳnh Chương Hưng

                                                                      Quy Nhơn 22/6/2023

                                                               Tết Đoan ngọ năm Quý Mão

Nguồn

BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 30000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC

不可不知的3000个文化常识

Biên soạn: Tinh Hán

Nam Xương: Giang Tây mĩ thuật xuất bản xã, 1018

Previous Post Next Post