Dịch thuật: "Chiến quốc sách" - Tổng hợp sách mưu ngôn luận thời Tiên Tần

 

“CHIẾN QUỐC SÁCH”

TỔNG HỢP SÁCH MƯU NGÔN LUẬN THỜI TIÊN TẦN 

          “Chiến quốc sách” 战国策 là tập tản văn ưu tú của Trung Quốc, chủ yếu ghi chép những chủ trương chính trị và sách lược ngôn hành của Tung hoành gia 纵横家 thời Chiến Quốc. Văn bút hào phóng, ngôn ngữ trôi chảy, luận sự thấu triệt, tả nhập truyền thần, còn giỏi ở chỗ vận dụng câu chuyện ngụ ngôn và ví dụ tân kì để nói rõ đạo lí trừu tượng, có đủ ma lực nghệ thuật nồng hậu và thú vị văn học.

Lưu Hướng hội biên “Chiến quốc sách”

          Lưu Hướng 刘向 (khoảng năm 77 – năm 6 trước công nguyên), vốn tên Lưu Cánh Sinh 刘更生, từ Tử Chính 子政, kinh học gia, mục lục học gia, văn học gia thời Tây Hán, cháu đời thứ tư của Sở Nguyên Vương Lưu Giao 楚元王刘交 hoàng tộc triều Hán. Thời Hán Tuyên Đế 汉宣帝, ông và Lưu Bao 刘褒cùng dâng phú tụng. làm quan đến chức Tán kị Gián đại phu 散骑谏大夫, Cấp sự trung 给事中. Thời Hán Nguyên Đế 汉元帝, nhân vì phản đối hoạn quan Hoằng Cung 弘恭, Thạch Hiển 石显bị hạ ngục, nhưng nhanh chóng được phóng thích. Sau đó do việc phản đối Hoằng, Hiển mà bị biếm làm thứ nhân. Sau khi Hán Thành Đế 汉成帝 lên ngôi, được tiến dụng, nhậm chức Quang lộc đại phu 光禄大夫, đổi tên thành “ Hướng” , làm quan tới Trung luỹ hiệu uý 中垒校慰. Đương thời, trong mật thất của cung đình tàng trữ rất nhiều sử liệu thời Chiến Quốc, nhưng những sử liệu quý giá này lại tạp loạn tàn phế không đầy đủ. Một số chữ trên tàn giản chỉ còn sót lại một nửa, hoặc giả toàn văn bị khuyết hơn một nửa, những loại đó sai lầm đã thấy nhiều lần không có gì mới. Triều đình bèn đem nhiệm vụ biên hiệu chỉnh lí những tư lêu đó giao cho Lưu Hướng.  Lưu Hướng phụng mệnh hiệu chính tàng thư của cung đình gần 20 năm. Trong tàng thư của hoàng gia, ông đã phát hiện 6 loại bản viết ghi chép của Tung hoành gia thời Chiến Quốc, nhưng nội dung hỗn loạn, văn tự tàn khuyết. Thế là Lưu Hướng dựa theo các nước khác nhau đem những bản viết đó biên soạn thành một quyển sách, nhân vì những ghi chép trong sách đó đa phần là những chủ trương chính trị và sách lược ngoại giao của nước mà Tung hoành gia thời Chiến quốc phụ thuộc, nhân đó mà Lưu Hướng đặt tên cho sách đó là “Chiến quốc sách” 战国策, được dùng cho đến nay. Thời Bắc Tống, “Chiến quốc sách” tản lạc rất nhiều, trải qua sự hiệu bổ của Tăng Củng 曾巩 trở thành bản “Chiến quốc sách” ngày nay.

          Trên thực tế, “Chiến quốc sách” là bộ hội biên những lời du thuyết của các Tung hoành gia đương thời, mà đương thời phong vân bảy nước biến đổi, hợp tung liên hoành, chiến tranh liên miên, chính quyền thay đổi nhau, đều có liên quan đến những hiến sách của mưu sĩ, những biện luận của trí sĩ, vì thế mà có giá trị sử liệu quan trọng. Toàn sách dựa theo thứ tự các nước Đông Chu, Tây Chu, Tần, Tề, Sở, Triệu, Nguỵ, Hàn, Yên, Tống, Vệ, Trung Sơn mà biên soạn, phân làm 12 sách, 33 quyển, tổng cộng 497 thiên. Lịch sử mà nó ghi chép, trên từ năm 490 trước công nguyên Trí Bá 智伯 diệt Phạm Thị 范氏, dưới xuống đến năm 221 trước công nguyên Cao Tiệm Li 高渐离 dùng đàn trúc đánh Tần Thuỷ Hoàng 秦始皇, ước khoảng 12 vạn chữ, là tác phẩm kiệt xuất đại biểu cho tản văn lịch sử thời Tiên Tần….. (còn tiếp)

                                                               Huỳnh Chương Hưng

                                                               Quy Nhơn 18/6/2023

Nguyên tác Trung văn

TIÊN TẦN SÁCH MƯU NGÔN LUẬN TỔNG HỐI

 “CHIẾN QUỐC SÁCH”

先秦策谋言论总汇

战国策

Trong quyển

NHẤT BẢN THƯ ĐỘC ĐỔNG

TRUNG QUỐC TRUYỀN THUYẾT VĂN HOÁ

(quyển 1)

一本书读懂中国传说文化

Tác giả: Thạch Khai Hàng 石开航

Bắc Kinh: Trung Hoa Hoa kiều xuất bản xã, 2012, tái bản 2019

 

Previous Post Next Post