Dịch thuật: Sự biến thiên của khái niệm "văn học"

 

SỰ BIẾN THIÊN CỦA KHÁI NIỆM “VĂN HỌC” 

          Thời Tây Hán, người phụ trách trường học không phải gọi là “hiệu trưởng” 校长 hoặc “giáo quan” 教官mà gọi là “văn học” 文学, như Trương Văn học 张文学, Lí Văn học 李文学

          Để tuyển chọn nhân tài, Hán Vũ Đế 汉武帝đã thiết lập khoa mục “Hiền lương văn học” 贤良文学, hàng năm do các quận quốc tiến cử nhân tài lên kinh khảo thí, được đậu gọi là “Hiền lương văn học”.

          “Hiền lương” 贤良chỉ người có phẩm đức đoan chính, đạo đức cao thượng.

          “Văn học” 文学chỉ người tinh thông kinh điển Nho gia.

          Sau thời Nguỵ Tấn, từ “văn học” 文学trở thành danh từ chuyên dụng về nghệ thuật ngôn ngữ. Trong lịch sử ghi chép, Tào Phi 曹丕:

Hiếu văn học, dĩ trứ thuật vi vụ

好文学, 以著述为务

(Tào Phi ham thích văn học, lấy việc trứ thuật làm chính)

Tức hàm nghĩa văn học mà hiện nay nói đến.

                                                                     Huỳnh Chương Hưng

                                                                      Quy Nhơn 07/5/2023

Nguồn

BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 30000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC

不可不知的3000个文化常识

Biên soạn: Tinh Hán

Nam Xương: Giang Tây mĩ thuật xuất bản xã, 1018

Previous Post Next Post