Dịch thuật: Tôn xưng

 

TÔN XƯNG

          Tôn xưng 尊称 cũng gọi là “kính xưng” 敬称là cách xưng hô bày tỏ sự tôn kính đối với đối phương. Đã từ lâu, đối với một người cũng có nhiều cách tôn xưng khác nhau, ví dụ như đối với hoàng đế xưng “bệ hạ” 陛下, “thiên tử” 天子, “thánh chủ” 圣主 … Đối với cha vợ xưng “nhạc phụ” 岳父, “Thái sơn” 泰山… Vận dụng tôn xưng là có quy luật, nói chung là vận dụng kính từ, ví dụ như, khi gọi thân thuộc của đối phương thì thêm chữ “lệnh” , như phụ thân là “lệnh tôn” 令尊, mẫu thân là “lệnh đường” 令堂 cho đến “lệnh huynh” 令兄, “lệnh muội” 令妹, “lệnh lang” 令郎, “lệnh ái” 令爱  v.v… gọi chung là “lệnh thân” 令亲.

Còn như chữ “huệ” , là cách xưng hô của người khác đối với hành vi của bản thân,

Gọi đối phương đến chỗ của mình là “huệ lâm” 惠临 (hân hạnh được đến thăm)

“Huệ cố” 惠顾  (hân hạnh được chiếu cố).

Gọi đối phương lưu giữ tặng phẩm của mình là “huệ tồn” 惠存 (xin nhận cho)

“Huệ tặng” 惠赠 (hân hạnh được tặng)

“Huệ duẫn” 惠允 (hân hạnh được đồng ý)

          Còn các chữ như “thuỳ” , “tứ” , “thỉnh” , “cao” … cũng đều dùng để biểu thị sự tôn kính, xưng hô tương quan như:

“Thuỳ tuân” 垂询 (kính từ mình dùng khi người khác hỏi mình)

“Tứ giáo” 赐教 (ban dạy, dạy bảo)

“Thỉnh vấn” 请问 (xin hỏi)

“Cao túc” 高足 (lời nói kính trọng, nói về học sinh của người đối thoại)

                                                                      Huỳnh Chương Hưng

                                                                      Quy Nhơn 22/4/2023

Nguồn

BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 30000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC

不可不知的3000个文化常识

Biên soạn: Tinh Hán

Nam Xương: Giang Tây mĩ thuật xuất bản xã, 1018

Previous Post Next Post