Dịch thuật: Đại phương đỉnh "Tư mẫu mậu"

 

ĐẠI PHƯƠNG ĐỈNH “TƯ MẪU MẬU”

          Thời gian Thương Vương Vũ Đinh 商王武丁tại vị, để tế mẫu thân của mình, đã sai người đúc chiếc đỉnh đồng “Tư mẫu mậu” 司母戊mà nổi tiếng sau này. Đỉnh “Tư mẫu mậu” được phát hiện vào năm 1939 tại thôn Vũ Quan 武官huyện An Dương 安阳Nam 河南. Đỉnh hình chữ nhật, với 4 chân 2 quai, chiều cao thông tới quai là 133 cm, chiều ngang 110cm, chiều rộng 78cm, trọng lượng 875kg. Phần bên trong bụng đỉnh có 3 chữ “Tư mẫu mậu” 司母戊, nên nhân đó mà có tên. Hình chế của đỉnh hùng vĩ tráng lệ, kết cấu phức tạp, hoa văn hoa lệ. Bộ phận bụng đỉnh có hoa văn “bàn long” 蟠龙và hoa văn “thao thiết” 饕餮, có đầu mà không có thân, hai mắt mở trừng đáng sợ, phản ánh tư tưởng thần quyền, phần khắc ở chân đỉnh có hoa văn “thiền” (con ve), đường nét đơn giản, tăng thêm sức thần bí của đỉnh. Đỉnh Tư mẫu mậu là chiếc lớn nhất trong cả ngàn món đồ đồng đời Thương được phát hiện, trong lịch sử đồ đồng cổ đại trên thế giới cũng là ít thấy. Đỉnh lớn như thế được đương thời đúc là một sự việc phức tạp, không chỉ cần phải có trường đúc đại quy mô, mà còn cần phải có sự phân công phức tạp và trình độ kĩ thuật cao siêu. Nồi dùng để nấu đồng đời Thương mà trước mắt được phát hiện, một lần nấu có thể ước khoảng 12kg đồng. nếu dùng nồi nấu như thế này để đúc đỉnh Tư mẫu mậu, thì phải cần đến hơn 70 chiếc, nếu mỗi chiếc nồi nấu phải cần 3 đến 4 người, thì phải cần đến hai ba trăm người thao tác đồng thời. Có thể thấy, việc đúc đỉnh đồng này đã thể hiện rõ trí tuệ và sức sáng tạo của nhân dân thời Thương. Nó cũng phản ánh nghề luyện kim và đúc đồng tương đối phát đạt.

                                                           Huỳnh Chương Hưng

                                                            Quy Nhơn 04/4/2023

Nguồn

TRUNG QUỐC THÔNG SỬ

中国通史

(quyển 1)

Biên soạn: Thiệu Sĩ Mai 邵士梅

                  Tưởng Tiểu Ba 蒋筱波

Tam Xuân xuất bản xã, 2008

Previous Post Next Post