Dịch thuật: Triều Tần mở sạn đạo, thông đến "Tây nam di" (tiếp theo)

 

TRIỀU TẦN MỞ SẠN ĐẠO, THÔNG ĐẾN “TÂY NAM DI”

(tiếp theo) 

Kinh lược “Tây nam di”

          Sau khi Tần Thuỷ Hoàng lên ngôi, đối với việc kinh lược khu vực Tây nam di càng tích cực hơn, từng bước tăng cường sự thống trị đối với khu vực này. Sớm là vào lúc chiến tranh thống nhất trung nguyên, Thuỷ Hoàng đã phái Thường Át 常頞trên cơ sở Thái thú đất Thục thuộc nước Tần là Lí Băng 李李冰thiêu đốt sườn núi để thông đường đã xây một sạn đạo nay là tại Nghi Tân 宜宾Tứ Xuyên 四川đến Khúc Tĩnh 曲靖Vân Nam 云南, nhân vì “ nơi đó hiểm ách” “đường rộng mới 5 xích” nên gọi là “ngũ xích đạo” 五尺道. Đường này thâm nhập đến vùng trung tâm của khu vực Tây nam di – phụ cận Điền Trì 滇池, câu thông giao thông giữa Tứ Xuyên với Vân Nam, có lợi cho việc tăng cường giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng, cải thiện sự khống chế và quản lí của chính phủ trung ương đối với vùng biên cương. Sau khi Tần thống nhất trung nguyên, quốc uy đại chấn, bèn tại khu vực Tây nam di “đặt một số quan lại” , kiến lập cơ cấu hành chính, tăng cường quản lí trực tiếp đối với khu vực Tây nam di, khiến nó trở thành một bộ phận không thể tách rời của triều Tần.

          Cùng lúc đó, triều Tần lại kinh lược Thục quận, tăng cường quan hệ với đất Trách , cho nhập vào hệ thống quận huyện. Khu vực “cận Thục, đạo diệc dị thông, Tần thời thường thông vi quận huyện” 近蜀, 道亦易通, 秦时尝通为郡县 (gần đất Thục, đường lại dễ khai thông, thời Tần từng khai thông lập quận huyện). Như vây, triều Tần khống phí một binh một tốt nào, mà đã xác lập được sự thống trị trực tiếp đối với khu vực dân tộc thiểu số ở tây nam. Từ đó về sau, khu vực dân tộc thiểu số ở tây nam không chỉ có quan hệ mật thiết vùng biên địa, mà còn trở thành một bộ phận trọng yếu của một quốc gia Trung Quốc thống nhất đa dân tộc.

         Sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất trung nguyên, không có việc "đao thương cho vào kho, ngựa thả về lại Nam Sơn" (1), mà là tiến một bước khai thác cương thổ, củng cố biên phòng. Tần Thuỷ Hoàng phía tây vỗ yên chư di, phía đông chiếm Liêu Đông, phía nam bình Bách Việt, phía bắc đuổi Hung nô, đặt nền móng vững chắc cho một quốc gia Trung Quốc thống nhất đa dân tộc. Cương vực triều Tần cũng nhanh chóng được mở rộng, “phía đông đến biển và Triều Tiên 朝鲜, phía tây đến Lâm Thao 临洮, Khương Trung 羌中, phía nam đến Bắc Hướng Hộ 北向户, phía bắc lấy Hoàng hà 黄河làm nơi xung yếu, men theo Âm sơn 阴山 đến Liêu Đông 辽东”, hình thành một cương vực rộng lớn, một đại đế quốc đa dân tộc thống nhất. Sự kiện này bất luận là trong lịch sử Trung Quốc hay trong lịch sử thế giới đều có ý nghĩa to lớn và sâu xa.   (hết)

Chú của người dịch

1- Ở thiên Vũ thành 武成trong Thượng thư 尚书 có đoạn:

          Vương lai tự Thương, chí vu Phong, nãi yển vũ tu văn, quy mã vu Hoa Sơn chi dương, phóng ngưu vu Đào Lâm chi dã, thị thiên hạ phất phục.

          王来自商, 至于丰, 乃偃武修文, 归马于华山之阳, 放牛于桃林之野, 示天下弗服.

          (Vũ Vương từ Thương quốc trở về, đến ấp Phong, bèn đình chỉ chiến tranh, thi hành văn giáo, thả chiến mã ở phía nam Hoa Sơn, thả trâu ở cánh đồng Đào Lâm, để cho thiên hạ biết là sẽ không dùng đến nữa).

          Về sau có thành ngữ “Mã phóng Nam sơn” 马放南山 ví thiên hạ thái bình, không phải dụng binh.

         Tiền Thái 钱彩 đời Thanh trong Thuyết Nhạc toàn truyện 说岳全传hồi thứ 1 cũng có viết:

          Kì thời thiên hạ thái bình dĩ cửu, chân cá thị: Mã phóng Nam sơn, đao thương nhập khố, ngũ cốc phong đăng, vạn dân lạc  nghiệp.

          其时天下太平已久, 真个是: 马放南山, 刀枪入库, 五谷丰登, 万民乐业

          (Thời ấy thiên hạ thái bình đã lâu, thật là: Thả ngựa ở Nam Sơn, đao thương cho vào kho, ngũ cốc được mùa, muôn dân an lạc)

https://www.hao86.com/idiom_view_9ba6ba43ac9ba6ba/

                                                           Huỳnh Chương Hưng

                                                          Quy Nhơn 14/02/2023

Nguyên tác Trung văn

KHAI TẠC SẠN ĐẠO, THÔNG “TÂY NAM DI”

开凿栈道, 西南夷

Trong quyển

THỐNG NHẤT VƯƠNG TRIỀU ĐÍCH ĐẢN SINH – TẦN

统一王朝的诞生 -

Chủ biên: “Đồ thuyết Trung Quốc lịch sử”

Trường Xuân - Cát Lâm xuất bản tập đoàn hữu hạn trách nhiệm công ti, 2006

 

Previous Post Next Post