ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC
Từ điển
Từ hải 辞海 (bản
năm 1979) đối với từ “dưỡng” 养 đã chú thích:
1- Sinh dục 生育 (sinh đẻ).
Hàn thi ngoại truyện quyển thập 韩诗外传卷十:
Quý toại lập nhi dưỡng Văn Vương
季遂立而养文王
Chú
thích này là nhầm. Tra trong Hàn thi ngoại
truyện 韩诗外传, sự việc mà Hàn thi ngoại truyện
nói đến là như thế này:
Tiên
công Đản Phủ 亶父 của
triều
Đản Phủ
nhân vì Văn Vương Xương hiền, mới đem quân vị truyền cho phụ thân ông là Quý Lịch,
thế thì sao lại có sự việc “Quý Lịch được lập mà sinh Văn Vương”, việc đó không
phù hợp với sự thực lịch sử.
Thế thì
“dưỡng” 养có ý nghĩa gì? Hàn
thi ngoại truyện tập thích 韩诗外传集释 của Hứa Duy Duật 许维遹cho
rằng, chữ “dưỡng” 养 khó
giải thích, dẫn tư liệu nói rằng: “Dưỡng tự, nghi” 养字,
疑 (chữ
dưỡng còn tồn nghi). Kì thực không cần phải tồn nghi. “Dưỡng” ở đây mang ý
nghĩa là “giáo dưỡng” 教养. Với nghĩa này, thời
Tiên Tần dùng tương đối phổ biến, như trong Lễ
kí – Văn Vương thế tử 礼记 - 文王世子có câu:
Lập Thái phó, Thiếu phó dĩ dưỡng chi.
立太, 傅少傅以养之
(Lập Thái phó, Thiếu phó để giáo dưỡng ông ấy)
“Chi” 之 ở đây
là chỉ Chu Văn Vương 周文王, còn “dưỡng” 养là chỉ “giáo dưỡng” 教养 “giáo dục” 教育.
Trong Chu lễ - Địa quan – Bảo thị 周礼 - 地官 - 保氏có câu:
Bảo thị chưởng gián vương ác, nhi dưỡng
quốc tử dĩ đạo.
保氏掌谏王恶, 而养国子以道
(Bảo thị phụ trách việc can
ngăn lỗi lầm của vương, mà lấy đạo để giáo dưỡng quốc tử)
“Dưỡng quốc tử” 养国子chính là giáo dục, giáo dưỡng quốc tử.
“Dưỡng” 养 chỉ
sinh dục (sinh đẻ), chúng ta thấy cách dùng này trong thơ Đường. Trong Trúc thành khúc 筑城曲 của Trương Tịch
张籍có câu:
Gia gia dưỡng nam đương môn hộ
Kim nhật tác quân thành hạ thổ
家家养男当门户
今日作君城下土
(Nhà nhà sinh con trai để lo việc nhà
Nay đã trở thành bùn đất dưới chân thành của vua)
Nhưng
mãi đến ngày nay, như chữ “dưỡng” 养 trong câu:
Tha gia dưỡng liễu nhất cá hài tử
他家养了一个孩子
Vẫn có hai ý:
1- Nhà ông ta sinh một đứa con trai.
2- Nhà ông ta nuôi một đứa con trai làm con nuôi.
Thời
Tiên Tần, “dưỡng” 养 chỉ
việc nuôi sống, còn “sinh” 生 chỉ sinh đẻ. Hán ngữ hiện đại vẫn bảo lưu:
Dưỡng
phụ 养父 / sinh phụ 生父; dưỡng mẫu 养母 / sinh mẫu 生母
“Dưỡng
phụ, dưỡng mẫu” chỉ người nuôi mình lớn lên, còn “sinh phụ, sinh mẫu” thì chỉ
người sinh ra mình, cả hai phân biệt rõ ràng.
Trong Hàn thi ngoại truyện, nguyên văn là hai
câu:
Quý toại lập nhi dưỡng Văn Vương, Văn
Vương quả thụ mệnh nhi vương.
季遂立而养养文王, 文王果受命而王
Tổ phụ
Đản Phủ 亶父 của
Văn Vương thấy Văn Vương hiền, đem vương vị truyền cho phụ thân Quý Lịch 季历 của ông, nhưng Quý Lịch sau khi lên ngôi, không hề đợi
sau này Văn Vương Xương kế vị, mà là ngay lúc đó đã tiến hành giáo dục đối với
Văn Vương Xương, “Văn Vương quả thụ mệnh” 文王果受命 câu này nối tiếp
câu trên, có thể thấy sự giáo dục đối với Văn Vương vô cùng trọng yếu. Coi trọng
giáo dục, là đặc điểm trọng yếu của văn hoá Hoa Hạ, bất luận là Quý Lịch có làm
việc đó hay không, chí ít tác giả của Hàn
thi ngoại truyện rất coi trọng giáo dục – cho rằng làm một vị quân chủ trước
tiên cũng phải được giáo dục.
Cuối
cùng đối với chữ “dưỡng” 养, tôi đề xuất vấn đề,
xin các độc giả hứng thú hồi đáp:
Chữ “dưỡng”
养 trong
các phức hợp từ “học dưỡng 学养, tố dưỡng 素养, hàm dưỡng 涵养, giáo dưỡng 教养, tu dưỡng 修养” mang ý nghĩa gì?
Tôi đã suy nghĩ mấy năm mới (dường như) rõ, xin được thỉnh giáo ở mọi người. Chữ “dưỡng” 养 ở đây chỉ: sự tích luỹ tốt đẹp (về phương diện phẩm đức, học hành). Ý nghĩa này đến từ lịch sử. Điều mà gọi là “dưỡng Văn Vương giả” 养文王者, chính là khiến cho ông ấy có được sự tu dưỡng, học dưỡng, giáo dưỡng cần phải có của vị nhân quân.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 17/02/2023
Nguồn
HÁN NGỮ HÁN TỰ VĂN HOÁ THƯỜNG ĐÀM
汉语汉字文化常谈
Tác giả: Tào Tiên Trạc 曹先擢
Thương vụ ấn thư quán Quốc Tế hữu hạn công ti
Trung Quốc – Bắc kinh 2015