Dịch thuật: Có phải Đại Vũ phát minh ra đũa

 

CÓ PHẢI ĐẠI VŨ PHÁT MINH RA ĐŨA

          Trên bàn ăn của phương đông và phương tây, điều mà khác nhau nhất đó chính là công cụ mà người ta dùng để ăn cơm. Người Trung Quốc quen sử dụng đũa (khoái tử 筷子), người nước ngoài lại chuyên dùng dao nĩa. Người dùng qua đũa đều biết, đũa là loại công cụ thần kì dùng trong khi ăn, động tác mà tay có thể làm thì đũa cơ bản cũng có thể làm. Nghe nói, người thường sử dụng đũa còn có thể khiến não bộ phát triển. Thế thì, công cụ thần kì này do ai phát minh?

          Dân gian lưu truyền, vào thời hồng hoang, thuỷ tai hoành hành, để nhanh chóng chế phục nạn hồng thuỷ, giải cứu tật khổ của nhân dân, Đại Vũ 大禹 ăn không ngon, ngủ không yên. Ngày nọ, Đại Vũ trong lúc bôn ba, cảm thấy. cảm thấy đói khó mà chịu nỗi, bèn nơi đồng hoang nhóm lửa nấu thịt. Do bởi nước nấu sôi lên rất nóng, Đại Vũ không có thời gian, cũng không kiên nhẫn đợi thịt nguội mới ăn, thế là ông bẻ hai que của cành cây, vớt miếng thịt trong nối ra để ăn. Đại Vũ phát hiện, dùng que gắp thịt nóng ăn, vừa tiện lợi vừa không bị bỏng tay. Về sau, phương thức dùng que để vớt thức ăn lan truyền ra, hình thành tập quán khi ăn cơm dùng “đũa”.

          Cách nói Đại Vũ phát minh ra đũa chỉ là truyền thuyết. Kì thực, vào thời viễn cổ, thứ mà người ta ăn là thịt sống, dùng tay bốc lấy. Theo sự phát minh dùi cây lấy lửa, cuộc sống của con người cũng phát sinh biến hoá. Cách dùng tay bốc lấy thức ăn không thích hợp cho việc ăn những món ăn nóng, mượn công cụ là que cây để dùng trở thành sự lựa chọn tốt nhất. Đũa cũng ứng vận mà sản sinh.

          Trải qua một thời gian rất dài, người ta hoàn toàn không hề dùng “khoái tử” 筷子 (đũa) để gọi loại công cụ này. Theo ghi chép trong Lễ kí 礼记, Trụ Vương 纣王nhà Thương sử dụng một loại dùng để ăn cơm gọi là “tượng nha trợ”  象牙箸. Loại “trợ” này, chính là đũa mà chúng ta nói đến.

          Từ “khoái tử” 筷子 (đũa) xuất hiện là sự kiện từ triều Tống trở về sau. Theo truyền thuyết, danh xưng này từ vùng sông nước Giang Nam truyền ra. Thời cổ, người ta kị huý một số chữ hài âm với những việc không cát lợi. Các ngành nghề khác nhau, bối cảnh gia thế khác nhau, chữ kị huý cũng khác nhau. Tại vùng sông nước, thuyền gia kị huý mấy chữ như “trần” , “trú” . Theo họ, “trần” tức mang ý nghĩa “trầm” (chìm), “trú” tức mang ý nghĩa “chú” (con mọt), hoặc là thuyền chạy không nhanh. Trong cuộc sống thường ngày, người ta thường sử dụng “trợ” , mà “trợ” lại hài âm với “trú” . Thế là thuyền gia đổi “trợ” thành “khoái nhi” 快儿(khoái có nghĩa là nhanh).. mang ý nghĩa chạy nhanh như bay. Về sau, cách gọi này lưu hành, người ta mượn bộ “trúc” thêm vào trên phần đầu của chữ “khoái” . “Khoái tử” 筷子 (đũa) bèn sản sinh ra như thế. 

                                                             Huỳnh Chương Hưng

                                                              Quy Nhơn 06/02/2023

Nguyên tác Trung văn

Trong quyển

THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN

趣味文化知识大全

Thanh Thạch 青石 biên soạn

Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã, 2013

Previous Post Next Post