Dịch thuật: Sinh thần bát tự

 

SINH THẦN BÁT TỰ

          “Sinh thần bát tự” 生辰八字 cũng gọi là “bát tự” 八字, tức năm (niên ), tháng (nguyệt ), ngày (nhật ), giờ (thời ) sinh của một người, dùng tám chữ đối ứng với năm, tháng, ngày, giờ trong “thiên can địa chi” 天干地支 để ghi chép.

          “Bát tự” kì thực là một cách nói khác của thuật ngữ “tứ trụ” 四柱 trong Chu Dịch 周易. “Tứ trụ” tức năm, tháng, ngày giờ sinh của một người. Do bởi năm, tháng, ngày giờ trong thiên can địa chi đều có sự đối ứng “can chi” tương ứng, như năm Giáp Tí 甲子, tháng Bính Thân 丙申, ngày Tân Sửu 辛丑, giờ Nhâm Dần 壬寅 … mỗi trụ có hai chữ, tứ trụ có tám chữ, cho nên trong toán số lại gọi là “trắc bát tự” 测八字.

          Cách nói “sinh thần bát tự” bắt đầu từ thời Đường, đương thời trong triều có một vị quan tên Lí Hư Trung 李虚中, ông đề xuất “vận mệnh” tốt xấu của cá nhân là do ba nhân tố năm, tháng, ngày lúc con người sinh ra quyết định.

          Đến triều Tống, Từ Tử Bình 徐子平đối với việc đó lại tiến hành triển khai, trong ba nhân tố năm, tháng, ngày thêm vào giờ, đồng thời mỗi nhân tố dùng hai chữ làm đại biểu. Ví dụ như: “Ất Sửu” 乙丑đại biểu cho năm (niên ), “Giáp Dần” 甲寅đại biểu cho tháng (nguyệt ), “Tân Sửu” 辛丑 đại biểu cho ngày (nhật ), “Đinh Dậu” 丁酉 đại biểu cho giờ (thời ), thành “sinh thần bát tự”, tức lai lịch sớm nhất của “sinh thần bát tự”.

                                                                       Huỳnh Chương Hưng

                                                                      Quy Nhơn 09/12/2022)

Nguồn

BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 3000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC

不可不知的 3000个文化常识

Biên soạn: Tinh Hán 星汉

Nam Xương: Giang Tây mĩ thuật xuất bản xã, 2018

Previous Post Next Post