DỰA VÀO HỌ ĐỂ ĐẶT TÊN
Nhìn
chung, họ (tính 姓) và
tên (danh 名) về
mặt ý nghĩa không hề có liên quan gì với nhau, nhưng một số người căn cứ vào họ
để đặt tên, như vậy họ và tên có thể “liên tục”.
Tên
của một người đều gởi gắm một ý nghĩa nào đó, tiến thêm một bước nối liền với họ
để có ý nghĩa lại càng đặc biệt. Ví dụ như trong Cựu Đường thư – Nguỵ Mô truyện
旧唐书 - 魏谟传 có Vân Triêu Hà 云朝霞, trong Ngũ đại sử - Linh quan truyện 五代史 - 伶官传 có
Kính Tân Ma 镜新磨,
trong Liêu sử - Linh quan 辽史 - 伶官传 truyện có La Y Khinh 罗衣轻. Hí khúc gia nổi tiếng đời Nguyên Mã
Trí Viễn 马致远 là một
ví dụ mà mọi người đều biết. Cố Viêm Vũ 顾顾炎武 đầu đời Thanh trong Nhật tri lục 日知录 có nói:
Người xưa đặt tên, tên liền với họ để lấy
nghĩa thì ít, người cận đại đặt tên, như:
Trần Vương Đạo 陈王道 (xét: Vương Đạo 王道chỉ chính trị tốt đẹp;
Trần 陈, tức trần thuật. Họ và tên liền nhau mang ý nghĩa trần thuật vương đạo).
Trương Tứ Duy 张四维 (xét: Trương 张 tức giăng ra ; Tứ Duy 四维 tức bốn giềng mối, chỉ lễ, nghĩa, liêm, sỉ. Cổ ngữ có câu: ‘Tứ
duy bất trương, quốc nãi diệt vong’ 四维不张, 国国乃灭亡 Bốn giềng mối mà không giăng ra thì
nước sẽ bị diệt vong.
Lữ Điều Dương 吕调阳 (xét: âm nhạc cổ đại đem Đại lữ 大吕, Trung lữ 中吕,
Bảng mục xuất hiện, họ tên kiểu như thế dường như chiếm
một nửa.
Có thể thấy,
dựa theo họ để đặt tên, lúc bấy giờ đã trở thành phong thượng.
Những ví dụ
khác, như Tiều học gia Giang Vĩnh 江永, Giang Thanh 江声đời Thanh; khoảng thời Đồng Trị 同治, nghệ nhân đàn từ nổi tiếng ở Tô
Châu 苏州 Mã
Như Phi 马如飞,
hàm ý “tuyển vĩnh” 隽永tức
ngôn ngữ hoặc văn thơ có ý vị sâu xa, càng có điểm đặc sắc của nghệ nhân.
Nguyên lão Quốc Dân đảng Lâm Sâm 林森, họ tên đảo lại thành Sâm Lâm 森林, cũng có ý nghĩa. Lại như hoạ gia
đương đại vẽ tranh liên hoàn Trình Thập Phát 程十发. Trong Thuyết văn giải tự 说说文解字có nói:
Thập phát vi trình
十发为程
(Mười phát là trình)
Trình
程 vào thời cổ là một đon vị đo chiều
dài, 10 phát 发là
trình 程. 10
trình là phân 分, 10
phân là thốn 寸. “Thập
phát” chính là sự chú thích nghĩa cổ của chữ “trình”. Âm nhạc gia cận đại Nhiếp
Nhĩ 聂耳,
nguyên danh là Nhiếp Thủ Tín 聂守信, thính giác của ông vô cùng nhạy bén, lại mang họ “Nhiếp”, mọi
người thân mật gọi ông là “Nhĩ Đa” 耳多, về sau ông dùng bút danh “Nhiếp Nhĩ” 聂耳 để hành thế. Năm 1935, Nhiếp Nhĩ
trong lúc bơi ở biển Nhật Bản, bất hạnh bị đuối nước qua đời, bạn bè Nhật Bản
đã dựng một tấm bia kỉ niệm rất lớn hình chiếc tai tại nơi ông gặp nạn, ngụ ý
Nhiếp Nhĩ có thể nghe được âm vang tận nơi sâu xa của biển lớn. Tên của Nhiếp
Nhĩ ngụ ý rất sâu, càng không phải dựa vào vào họ để đặt tên theo kiểu thông
thường.
Họ và tên có ý nghĩa tương hỗ, không phải là việc khó, nhưng để có được tính hàm súc, tự nhiên, xác đáng, mới lạ, bốn phương diện này dung hợp lại thì quả thực là không dễ.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 12/12/2022
Nguồn
HÁN NGỮ HÁN TỰ VĂN HOÁ THƯỜNG ĐÀM
汉语汉字文化常谈
Tác giả: Tào Tiên Trạc 曹先擢
Thương vụ ấn thư quán Quốc Tế hữu hạn công ti
Trung Quốc – Bắc kinh 2015