SO SÁNH GIỮA CHỮ “TÁC” 作 VÀ CHỮ “TỐ 做
Bàn về chữ “tác và tố” 作 / 做
Chữ 作 (tác) có nhiều nghĩa, trong Từ nguyên 词源đã liệt kê hơn 10 nét nghĩa. Ví dụ như chữ 作 (tác) trong 3 thành ngữ: “Nhật xuất nhi tác” 日出而作, “Nhất phu tác nạn” 一夫作难 (kẻ bình dân gây loạn), “Thuật nhi bất tác” 述而不作 (chỉ trình bày và xiển minh học thuyết của tiền nhân chứ bản thân
không sáng tác), chính là 3 cách giải thích khác nhau.
- Một
là “khởi lai” 起来 (thức
dậy)
- Hai
là “phát nạn” 发难 (gây
loạn)
- Ba là
“sáng tác” 创作
Từ điểm
này chúng ta có thể nhìn thấy chữ 作 (tác) có nhiều
nghĩa, sử dụng rộng. Nhưng 作 (tác) và 做 (tố) lại đồng âm cận nghĩa, thường có tình huống lẫn
lộn dùng sai.
Hai chữ
作 / 做, thời đại xuất hiện
của chúng khác nhau. Chữ 作 xuất hiện sớm, chữ 做 xuất hiện muộn hơn. Trong Thi kinh 诗经 có bốn, năm mươi câu dùng chữ 作 mà không thấy có chữ 做
. Bộ Thuyết văn giải tự 说文解字 ra đời vào thời
Đông Hán thu thập chữ 作 cũng không có chữ 做. Chữ 做 phải đến đời Minh, Mai Ưng Tộ 梅膺祚
biên soạn bộ Tự vị 字彙 mới thu nhập (1).
Nghĩa gốc
của 作 và 做 không giống nhau.
Nghĩa gốc của 作là “khởi lai” 起来
(thức dậy). “Nhật xuất nhi tác” 日出而作 là nói mặt trời mọc
thì thức dậy, “Nhật nhập nhi tức” 日入而息 tức mặt trời lặn
thì nghỉ ngơi. Từ nghĩa “khởi lai” 起来, chữ dẫn đến nghĩa
“phát nạn” 发难, “hứng khởi” 兴起.
Nghĩa
cơ bản của chữ 做là “chế tạo”, như “tố tác” 做作,
cũng chính là “tạo tác” 造作, cái vòng của 做 là vòng chế tạo, “tố thủ cước” 做手脚 (bí mật bày đặt ra làm một việc phi pháp) chính là đặt
bọn tay chân. Nghĩa phái sinh của 做 cũng ít hơn nhiều so
với 作.
Chữ 作 dùng
nhiều trong văn ngôn, ngôn ngữ sách vở, còn chữ 做 dùng nhiều
trong khẩu ngữ. Như:
- Tác
ngạnh 作梗: làm khó dễ
- Tác
phạt 作伐: làm mai mối
- Tác
thái 作态: làm ra vẻ
- Tác
chuyết 作辍: lúc làm lúc nghỉ
- Tác
dũng 作俑: làm tượng gốm để tuỳ táng
Đều là văn ngôn thấy trong sách vở, thành ngữ dùng 作để
tổ thành cũng rất nhiều, như:
- Tác
pháp tự tệ 作法自弊: tự mình là ra pháp luật bản thân mình lại bị hại.
- Tác
bích thướng quan 作壁上观: ngồi xem người ta đánh nhau
- Tác
kiển tự phọc 作茧自缚: làm kén tự nhốt lấy mình
- Tác
gian phạm khoa 作奸犯科: vi phạm pháp lệnh
Chữ 做 dùng
nhiều trong khẩu ngữ, như:
- Tố hoạt
做活: làm lụng
- Tố
quan 做官: làm quan
- Tố phạn
做饭: nấu cơm
- Tố
sinh nhật 做生日: tổ chức sinh nhật
- Tố miến
tử 做面子: nấu mì
- Tố hảo
sự 做好事: làm việc tốt
- Tốt hảo
tố đãi 做好做歹: nói trái nói phải, khuyên tới khuyên lui
Như
trong bộ Chính tự thông 正字通đời Minh có
nói:
Tố, tục tác tự
做, 俗作字
(Chữ 做là tục tự của chữ 作)
Đương
nhiên cũng phải nhìn thấy tình huống dung hợp giữa 作và
做. Một số chữ 作 cũng đã được dùng
trong khẩu ngữ, như chữ 作 trong “tác cấp” 作急 (hết sức nhanh), “trang khang tác thế” 装腔作势 (cố làm ra vẻ); còn chữ 做
dùng trong sách vở cũng không ít.
Nhìn từ
tình huống từ tổ của 作và 做. Tân ngữ của 作
đa số là động từ, như “tác giá” 作嫁 (vì người khác mà bận
rộn), “tác bồi” 作陪 (tiếp đãi khách), “tác diễn giảng” 作演讲 … Chữ 作 cùng một số danh từ
phối hợp trở hợp thành từ song âm, như “tác phong” 作风,
“tác văn” 作文, “tác phẩm” 作品… Còn 做, động từ tính tương đối mạnh, nó đa phần phối hợp
cùng danh từ, đại từ, cấu thành kết cấu động tân, như “tố nhân” 做人 (làm người), “tố thao” 做操 (tập thể thao),
“tố thân” 做亲 (kết thân, kết thông gia), “tố chủ” 做主 (làm chủ), “tố thập ma” 做什么v.v…
Đương nhiên, cần phải nhìn thấy, 作và 做có lúc cũng có tình huống hỗ dụng (dùng qua lại), trong quá trình hỗ dụng, 作 và 做 không có gì sai biệt. Như “tác thi” 作诗 (làm thơ) chính là “tố thi” 做诗, “tác bảo” 作保 (người bảo đảm) chính là “tố bảo” 做保, “tác chủ” 作主(làm chủ) chính là “tố chủ” 做主. Tình huống hỗ dụng này, ý nghĩa tuy nói là như nhau, nhưng cũng có sự phân biệt là dùng trong sách vở và dùng trong khẩu ngữ, ngữ khí có chút khác nhau.
Chú của
nguyên tác
1- Quang Minh nhật báo 光明日报87.8.18 “Ngữ ngôn văn học” 语言文学 62 kì, Vương Thụ Trung 王树忠 “Quan vu tác dữ tố” 关于作与做.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 07/10/2022
Nguyên tác Trung văn
TÁC DỮ TỐ ĐÍCH TỈ GIẢO
ĐÀM “TÁC / TỐ”
作与做的比较
谈 “作
/ 做”
Trong quyển
HÁN TỰ THẬP THÚ
汉字拾趣
Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)
Phúc Đán Đại học xuất bản xã,
1998