Dịch thuật: Thích Kế Quang (tiếp theo kì 1)

 

THÍCH KẾ QUANG

(tiếp theo kì 1)

          Sĩ binh kháng cự giặc lùn đương thời của triều Minh, chủ yếu chia làm khách binh đến từ ngoài tỉnh và Chiết binh. Chiết binh nhân vì thường bị quan binh bóc lột, cuộc sống nghèo khó, thiếu ăn thiếu mặc, lúc đánh trận “trên người không có giáp trụ để che chắn”.

          Thích Kế Quang nhìn thấy rất lo lắng, tướng sĩ kháng địch do bởi lúc bình thường không hề được huấn luyện, “tay không có tài nghệ” “chiến đấu không có hiệu lệnh”. Đội quân này muốn thắng được giặc lùn thì cực kì khó khăn.

          Mùa đông năm Gia Tĩnh thứ 35, Thích Kế Quang dâng thư kiến nghị huấn luyện sĩ tốt, Đương thời, nguồn binh chủ yếu là binh vệ sở Chiết Giang và dân binh. Về sau, Hồ Tông Hiến đem 3000 người của bộ Tào Thiên Hựu 曹天佑giao cho Thích Kế Quang tiến hành huấn luyện. Trải qua một thời gian, dưới sự hướng dẫn của Thích Kế Quang, đội quân này đã đánh thắng một số trận.

          Thích Kế Quang đối với bộ hạ giáo dục rất nghiêm khắc, lúc đánh trận bản thân ông đi trước sĩ tốt, chỉ huy có phương pháp, quân lệnh nghiêm minh. Nhưng, đội quân này vẫn còn nhiều chỗ chưa được hài lòng. Sau khi Thích Kế Quang thống lĩnh đội quân này đại thắng ở Ô Ngưu 乌牛, có sĩ binh giết chết người có mang vết thương, có sĩ binh lấy đầu lâu của bách tính dâng lên để lãnh công, có sĩ binh cưỡng gian phụ nữ, cướp đoạt tài sản của bách tính.

          Thích Kế Quang sau khi nhìn thấy hành vi của một số sĩ binh ấy, quyết định ra tay tiến hành cải cách, huấn luyện thành một đội quân có kỉ luật nghiêm minh, tác chiến dũng cảm. Trong một lần ra ngoài, ông nhìn thấy một số bách tính Chiết Giang phẫn nộ giết chết giặc lùn.

          Tháng 8 năm Gia Tĩnh thứ 38 (năm 1559), Thích Kế Quang đề xuất muốn đến Nghĩa Ô 义乌 Chiết Giang 浙江để chiêu mộ binh. Hồ Tông Hiến đồng ý, đồng thời lệnh cho Huyện lệnh Nghĩa Ô hiệp trợ Thích Kế Quang. Khi Thích Kế Quang đến Nghĩa Ô chiêu mộ tân binh, mọi người không hiểu nguyên nhân chiêu mộ, đều không chịu đến báo danh. Sau khi Thích Kế Quang nói rõ đạo lí giết giặc lùn để bảo về tổ quốc cho bách tính nơi đó hiểu, bách tính liền lũ lượt yêu cầu được gia nhập đội ngũ.

          Đối với những người đến ứng mộ, Thích Kế Quang sau khi chọn lựa kĩ đã tổ thành một đội quân với hơn 3000 người, chủ lực là nông dân và thợ mỏ.

          Tháng 11 cùng năm, Thích Kế Quang đội quân này về đến Đài Châu, vừa phòng ngực giặc lùn, vừa huấn luyện. Thích Kế Quang đem những sĩ binh này biên chế thành đội ngũ,

12 người thành 1 đội, 1 đội có 1 đội trưởng.

4 đội thành 1 sáo, 1 sáo có 1 sáo trưởng.

4 sáo thành 1 quan do 1 sáo quan thống lĩnh.

4 quan thành 1 tổng, 1 tổng có 1 bả tổng.

Thích gia quân thiết lập một số doanh. Lúc huấn luyện hoặc thực chiến, mỗi đội đều bày ra theo Uyên ương trận 鸳鸯阵. Uyên ương trận là một tổ hợp chiến đấu do Thích Kế Quang đối với đặc điểm tác chiến đối với giặc lùn sáng tạo ra.

Uyên ương trận lúc huấn luyện hoặc thực chiến, đội trưởng ở phía trước, tiếp đến là 2 người cầm thuẫn bài 盾牌, thuẫn bài một tròn một dài, thuẫn bài tròn do một thiếu niên linh hoạt cầm, thuẫn bài dài do một người có sức mạnh và gan dạ cầm, phối hợp với bài thủ có tiêu thương 标枪 2 chiếc, yêu đao 腰刀 1 cây. Tiếp đến nữa là 2 người cầm lang tiển 狼筅, lang tiển thủ do một người lớn tuổi có sức khoẻ phụ trách. Lang tiển thủ cầm lang tiển phòng ngự đao thương của giặc lùn, phụ trách bảo vệ bài thủ 牌手. Sau nữa là 4 người cầm trường thương thủ 长枪手, phía sau có 2 người cầm binh khí ngắn, họ là sát thủ chủ yếu của toàn đội, do những tráng niên nhanh nhẹn gánh vác. Cuối cùng lấy 1 người vạm vỡ có sức, có chút võ nghệ làm hoả phu 火夫.

Thích gia quân lúc huấn luyện, yêu cầu hỗ tương phối hợp, dùng lực lượng chỉnh thể để giết địch. Sĩ binh đứng theo vị trí của Uyên ương trận, không được tuỳ ý lộn xộn. Mỗi sĩ binh trong quân đều có vị trí đặc định, quân dung nghiêm chỉnh, tiến thoái như một.

Thích Kế Quang huấn luyện sĩ binh cực chú trọng hiệu lệnh trong quân. Ông yêu cầu toàn quân trên dưới phải phục tùng hiệu lệnh. Ông đem các loại chiêng trống, cờ xí, đèn đuốc trong quân đại biểu cho hiệu lệnh, không ngừng tiến hành thuyết minh tường tận cho sĩ binh, đem hiệu lệnh biên soạn in thành sách để sĩ binh học tập, yêu cầu mọi người phải thuộc.

Thích Kế Quang còn yêu cầu toàn quân trên dưới phải phục tùng hiệu lệnh, đối với sĩ binh thưởng phạt nghiêm minh, ân uy đều được thi hành. Đồng thời đối với sĩ binh tiến hành thuyết phục giáo dục, để sĩ binh tự nguyện tuân thủ. Dưới hiệu lệnh nghiêm minh của Thích Kế Quang, các sĩ binh kỉ luật nghiêm minh, bộ diệu thống nhất.

Sĩ binh đánh trận phải luyện tập võ nghệ. Đặc điểm mà Thích Kế Quang huấn luyện sĩ binh học tập võ nghệ có:

1- Yêu cầu sĩ binh học tập bản lĩnh sát địch, không nên nhìn thì hay mà không dùng được.

2- Căn cứ vào nhu cầu thực tế của Uyên ương trận, dựa vào tình hình thực tế của mỗi sĩ binh mà trao binh khí thích hợp. Để cho tinh luyện, yêu cầu sĩ binh trong thực chiến phải hỗ tương phối hợp.

3- Quân quan cũng phải tập võ.

Thích Kế Quang không những võ nghệ xuất chúng, tiễn pháp lại càng tinh thông, có được mĩ xưng là “vạn phu chi hùng” 万夫之雄 (người hùng hơn cả vạn người). Thích Kế Quang cho rằng:

Quân quan chỉ có võ nghệ tinh cường, mới có thể đốc trách sĩnh binh luyện võ, mới có thể đi trước sĩ tốt, nâng cao sức chiến đấu của quân đội.

Dưới lời nói và việc làm mẫu mực của Thích Kế Quang, Thích gia quân chuyên tâm thao luyện, trở thành một đội quân hùng mạnh, hành động nhanh nhạy, lấy một chống mười, kỉ luật nghiêm minh, trở thành chủ lực kháng cự giặc lùn ở Chiết Giang.

Tháng 3 năm Gia Tĩnh thứ 39 (năm 1560), Thích Kế Quang nhậm chức Tham tướng 参将 của 3 phủ Đài Châu 台州, Kim Hoa 金华, Nghiêm Châu 严州, trấn giữ Tùng Hải 松海. Tại Tùng Hải, Thích Kế Quang lại huấn luyện được một đội thuỷ sư kỉ luật nghiêm minh, năng chinh thiện chiến, tăng cường sức phòng vệ vùng biển ở Chiết Giang. …  (còn tiếp)

                                                                 Huỳnh Chương Hưng

                                                                 Quy Nhơn 17/9/2022

Nguyên tác

THÍCH KẾ QUANG

戚继光

Trong quyển

HỔ CHI UY

虎之威

Tác giả: Hàn Tố Văn 韩素文

Bắc Kinh: Trung Quốc Trường An xuất bản xã, 2006.

Previous Post Next Post