Dịch thuật: Nỗi lo của phụ thân (tiếp theo) (Tư Mã Thiên)

 

NỖI LO CỦA PHỤ THÂN

(tiếp theo) 

          Từ khi triều Hán khai quốc đến nay, triều đình đối với người quan tây luôn kì thị, cho rằng người quan tây là hậu duệ của triều Tần, họ thân là vong quốc nô, đối với triều Hán sẽ không trung thành, nên cũng không thể trọng dụng. Điển hính nhất là danh tướng Lí Quảng 李广, uy danh của Lí Quảng chấn nhiếp cả vùng biên, người Hung nô gọi ông là “phi tướng quân” 飞将军, có ông trấn giữ vùng biên cảnh, người Hung nô không dám xuống phương nam nửa bước. Sớm nhất là thời Văn Đế 文帝, Cảnh Đế 景帝, Lí Quảng lập nhiều công lao hãn mã cho triều Hán, nhưng luôn không được dự đãi ngộ tương xứng. Đến thời Vũ Đế 武帝, trải qua ba vị hoàng đế, không có vị hoàng đế nào phong Hầu cho ông, thừa nhận công huân của ông đối với triều đình. Lí Quảng một đời dâng hiến cho triều đình, nhưng cái mà ông có được lại là sự đãi ngộ không công bằng, chỉ một lần bại trận đã xem ông không ra gì. Về sau Vũ Đế phát giác triều đình không dùng Lí Quảng, Hung nô liên tục xuống phía nam quấy nhiễu biên cương, bất đắc dĩ mới tìm đến ông, phái ông làm Thái thú Hữu Bắc Bình 右北平.

          Là người quan tây, vận mệnh của Lí Quảng gập ghềnh như thế. Tư Mã Đàm nghĩ đến, quê nhà của mình cũng là tại Thiểm Tây, con dù cho có tài hoa, nay được hoàng thượng trọng dụng, nhưng rốt cuộc lại là người quan tây!

          Trước mắt, hoàng thượng quyết định con vào cung đảm nhiệm chức Lang trung đã thành định cục. Điều này vốn là việc đại hỉ khiến người ta vui mừng, nhưng Tư Mã Đàm luôn trăn trở. Cuối cùng, ông đành thuận ứng theo sự biến hoá của thời cuộc.

          Khi Tư Mã Thiên vào cung đảm nhậm chức Lang trung, phụ thân tặng ông một lễ vật khác thường.

          Tư Mã Đàm nói với con:

          - Từ lúc cha làm Thái sử, có cơ hội nghiên cứu học vấn các phái các nhà, tính ra công việc nghiên cứu của cha cũng đã hơn 20 năm. Nay con bắt đầu cuộc sống của mình, cha đem những điều tâm đắc lúc nghiên cứu mấy năm nay, viết thành sách đem tặng cho con, có lẽ sẽ có ích đối với con.

          Tư Mã Thiên sững sờ, hai tay nâng lấy sách mà phụ thân tặng cho. Mắt ông ngấn lệ, quỳ xuống tiếp nhận. Tư Mã Thiên biết rằng, sách này tững chữ từng câu đều là tinh lực hao phí của phụ thân, dùng hết tâm huyết tích luỹ mà thành.

          Sách của Tư Mã Đàm có tên là Lục gia yếu chỉ 六家要旨 (1). Sách này đem 6 học phái trọng yếu nhất từ trước triều Tần, tức học vấn của Âm dương gia 阴阳家, Nho gia 儒家, Mặc gia 墨家, Danh gia 名家, Pháp gia 法家, Đạo gia 道家, tiến hành nghiên cứu so sánh một cách có hệ thống.

          Tư Mã Đàm cho rằng, về mấu chốt, đem những trứ thuật của mình tặng cho con, quả thực là vô cùng cần thiết, ông muốn cho con tiến thêm một bước đọc và nghiên cứu, từ đó mà rõ được đạo lí, đó chính là: các học thuyết đều có sở trường của và sở đoản, cần phải linh hoạt vận dụng, từ đó mà suy ra, mới có thể xem như là học vấn chân chính và hoàn chỉnh. Ông cho rằng con hãy còn trẻ, trong học tập, hiểu biết càng nhiều, càng cảm thấy trời đất của tư tưởng và học thuật vô cùng rộng lớn, mờ mịt. Ông hi vọng con trong cuộc sống quan trường, cho dù gặp phải trắc trở, cũng không nên cố chấp không biết biến thông, có thể quay về con đường nghiên cứu học thuật để làm nên sự nghiệp.

          Tư Mã Thiên không hề biết tâm tình phức tạp của phụ thân. Ông nghiên cứ Lục gia chỉ yếu 六家旨要, cảm thấy học vấn và tư tưởng của phụ thân quả thực là khiến ông phải khâm phục.

          Lục gia chỉ yếu六家旨要 của Tư Mã Đàm đối với tư tưởng của lục gia tiến hành nghiên cứu so sánh, quả thực đã đạt đến cảnh giới học thuật rất cao, sau này nhiều học giả cho rằng, sách này đối với tư tưởng của lục gia đã chỉ ra được tinh yếu giản đơn nhất, đó cũng là sự phê bình đánh giá công bằng nhất.

Chú của người dịch

1- Ở đây là Lục gia yếu chỉ 六家要旨, ở dưới lại là Lục gia chỉ yếu 六家旨要

                                                                       Huỳnh Chương Hưng

                                                                       Quy Nhơn 20/9/2022

Nguồn

TƯ MÃ THIÊN

司马迁

 Tác giả: Đặng Tương Tử 邓湘子

Triết Giang thiếu niên nhi đồng xuất bản xã, 2006.

Previous Post Next Post