CÁT LỄ - KÍNH THIÊN PHÁP TỔ
KHÁI THUYẾT VỀ CÁT LỄ
(kì 3)
3- Nhân quỷ
Sùng
bái tổ tiên là hạt nhân cơ bản của văn hoá truyền thống Trung Quốc. Nhân quỷ 人鬼 mà
trong
Thiên tử 7 miếu, tức tế tự miếu
Cao tổ 高祖, miếu Tằng tổ 曾祖,
miếu Tổ 祖, miếu Phụ 父 (Nỉ 祢), xưng là “tứ thân
miếu” 四亲庙, “nhị thiêu” 二祧
(Văn Vương 文王và Vũ Vương 武王), cùng với Thuỷ tổ
miếu 始祖庙 (Hậu Tắc 后稷)
Chư hầu 5 miếu, tức miếu Cao tổ,
miếu Tằng tổ, miếu Tổ, miếu Phụ (Nỉ), cùng với Thuỷ tổ miếu.
Đại phu 3 miếu.
Sĩ 1 miếu.
Thứ nhân không có miếu, tế tự
phụ thân trong phòng.
Tế tự tổ tiên phân ra hai loại
là “thiên miếu” 迁庙 (dời
miếu) và “bất thiên chi miếu” 不迁之庙 (không dời miếu), tuỳ theo sự gia tăng số đời con
cháu, hàng cao, tằng, tổ, phụ tăng cao, vượt quá quy định số đời tổ tiên (vượt
ra ngoài tứ thân miếu) thì không thể tế tự nữa, đó gọi là “thiên miếu” 迁庙; nhưng thuỷ tổ Hậu Tắc của thiên tử nhà Chu cùng “nhị
thiêu” 二祧 Văn Vương, Vũ Vương thì được tế tự vĩnh viễn, gọi đó
là “bất thiên chi miếu” 不迁之庙.
Danh mục tế tự tổ tiên rất nhiều
và phức tạp. Theo Lễ kí - Vương chế 礼记 - 王制 quy định, thiên tử tế tự tông miếu, xuân tế gọi là Dược
礿, hạ tế gọi là Đế 禘,
thu tế gọi là Thường 尝, đông tế gọi là
Chưng 烝. Trong Thi kinh – Thiên bảo 诗经 - 天保 viết là Dược 禴, Từ 祠, Thường 尝, Chưng 烝烝 hơi khác với Lễ
kí.
Thần vị tổ tiên đặt trong mỗi miếu, thiên tử chư hầu lúc xuân tế, tất phải tế hết tất cả các miếu, đó gọi là “đặc dược” 犆礿, đó là việc vô cùng vất vả. Nếu thiên tử, chư hầu gặp phải việc tang, thì sau khi tang lễ hoàn tất, sẽ đem thần vị tiên quân cùng thần vị ở các miếu tập trung về Tổ miếu, hiệp tế với Tổ miếu vào mùa hạ, mùa thu, mùa đông, gọi là “hiệp” 祫, mùa hạ gọi là “hiệp đế” 祫禘, mùa thu gọi là “hiệp thường” 祫尝, mùa đông gọi là “hiệp chưng” 祫烝. Tế tổ tiên từ chư hầu trở xuống thì không phức tạp như thế. ….. (còn tiếp)
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 07/9/2022
Nguyên tác
LỄ KINH
礼经
Biên soạn:
Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 2019