Dịch thuật: Tại sao là "nam tả nữ hữu"

 

TẠI SAO LÀ “NAM TẢ NỮ HỮU”

          Theo truyền thuyết, thuỷ tổ của dân tộc Trung Hoa là Bàn Cổ 盘古 sau khi qua đời, khí quan thân thể của ông hoá thành nhật nguyệt tinh thần, tứ cực ngũ nhạc, giang hà hồ bạc cùng sinh linh vạn vật. Trong Ngũ vận lịch niên kỉ 五运历年纪 cho rằng: hai vị thần Nhật Nguyệt của dân tộc Trung Hoa là do đôi mắt của Bàn Cổ hoá thành. Nhật thần là do mắt trái hoá ra, tức Phục Hi 伏羲; Nguyệt thần là do mắt phải hoá ra, tức Nữ Oa 女娲. Tập tục “nam tả nữ hữu” 南左女右 trong truyền thuyết dân gian là từ đây mà ra.

          Ngoài ra, “nam tả nữ hữu” còn có liên quan mật thiết với triết học của người xưa. Triết học của người xưa cho rằng, hai mặt đối lập của sự vật và vật chất trong vũ trụ chính là “âm dương” 阴阳. Sự vật trong giới tự nhiên có lớn nhỏ, dài ngắn, trên dưới, trái phải … Người xưa đem chúng quy loại: lớn (đại ), dài (trường ), trên (thượng ), bên trái (tả ) là dương; nhỏ (tiểu ), ngắn (đoản ), dưới (hạ ), bên phải (hữu ) là âm. Dương thì cương cường, âm thì nhu nhược. Đàn ông tính cương cường, thuộc dương ở bên trái; phụ nữ tính ôn nhu, thuộc âm ở bên phải. Cách chẩn mạch ở Trung y, đàn ông thủ khí phân mạch ở tay trái, phụ nữ thủ huyết phân mạch ở tay phải; trẻ em bệnh quan sát vân tay, cũng theo “nam tả nữ hữu”. Phân khu pháp này sớm từ thời Chiến Quốc hơn 2000 năm trước đã có rồi.

                                                                    Huỳnh Chương Hưng

                                                                    Quy Nhơn 10/8/2022

Nguồn

BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 3000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC

不可不知的 3.000 个文化常识

Biên soạn: Tinh Hán 星汉

Bắc Kinh: Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2010

Previous Post Next Post