NHỮNG TRANH LUẬN VỀ SỰ KIỆN “PHẦN THƯ
KHANH NHO”
(kì 4 - hết)
4- Tần Thuỷ Hoàng
không thiêu huỷ hết tất cả sách trong thiên hạ
Đối với
sự kiện đốt sách của Tần Thuỷ Hoàng, hậu thế có rất nhiều nghị luận, trong đó một
vấn đề lớn là Tần Thuỷ Hoàng rốt cuộc đốt bao nhiêu sách. Theo ghi chép trong Sử kí 史记, pháp lệnh đương thời quy định những sách cần phải đốt
có 3 loại:
- Sách
mà sử quan cất giữ, trừ sử liệu nước Tần ra, là sử liệu của 6 nước.
- Thi,
Thư của Nho gia.
- Bách
gia ngữ.
Ở đây có liên quan đến 3 vấn đề:
Thứ 1: Sách
mà sử quan cất giữ không thiêu huỷ.
Nguyên văn trong Sử kí:
Phi Bác sĩ quan sở chức, thiên hạ cảm hữu tàng “Thi”, “Thư”, Bách gia
ngữ giả, tất nghệ Thú, Uý tạp thiêu chi.
非博士官所职, 天下敢有藏 “诗”, “书”, 百家者, 悉诣守, 尉杂烧之.
(Không giữ chức vụ Bác sĩ quan
mà trong thiên hạ có người dám tàng trữ “Thi” “Thư”, sách của bách gia, thì hết
thảy phải đưa đến chỗ quận Thú, quận Uý đốt sạch)
Thế thì, trừ sách trong dân
gian ra, Bác sĩ quan có cất giữ “Thi”, “Thư”, Bách gia ngữ không? Nếu có, có bị
thiêu huỷ không? Quy định trong nguyên văn không rõ ràng. Vương Sung 王充 trong Luận hành
– Chính thuyết thiên 论衡 - 正说篇 cho rằng, quy định của pháp lệnh chỉ thiêu huỷ
“Thi”, “Thư”, Bách gia ngữ của tư nhân cất giữ, sách mà do Bác sĩ quan cất giữ
không thiêu huỷ. Các học giả đời sau đa phần theo thuyết này. Lưu Đại 刘大 (Mộc
Khôi 木魁) đời Thanh khi biên soạn Phần thư biện 焚书辨, đã chứng minh quan thư không bị thiêu huỷ, cho rằng
sách mà Bác sĩ quan cất giữ chưa bị thiêu đốt bởi Tần Thuỷ Hoàng, mà là Hạng Vũ
项羽 khi tàn sát Hàm Dương 咸阳,
thiêu huỷ cung thất mới bị thiêu đốt, nhân đó, kẻ có tội lớn nhất trong vụ đốt
sách là Hạng Vũ chứ không phải Tần Thuỷ Hoàng.
Gần đây, Chương Thái Viêm 章太炎cho rằng Vương Sung đã đọc nhầm nguyên văn trong Sử kí, trong Tần hiến kí 秦献记 ông
nói, nguyên văn:
Đảo ngôn chi, tức thị: Thiên hạ cảm hữu tàng “Thi” “Thư” Bách gia ngữ,
phi Bác sĩ quan sở chức giả. Chính vị “Thi” “Thư”, Bách gia ngữ phi Bác sĩ quan
sở chức dã.
倒言之, 即是: 天下敢有藏 “诗”, “书”, 百家语,非博士官所职者. 正谓 “诗”, “书”, 百家语非博士官所职也.
(Nói ngược lại, tức là: Trong
thiên hạ người dám tàng trữ “Thi” “Thư”, Bách gia ngữ, không phải là chức trách
của Bác sĩ quan. Chính là nói tàng trữ “Thi” “Thư” Bách gia ngữ không phải là
chức trách của Bác sĩ quan)
Ông cho rằng, theo quy định của pháp lệnh, trừ các sách về văn hiến lịch sử, y dược, bói toán, trồng trọt của nước Tần ra, các sách khác đều bị thiêu đốt, không sách nào không bị cấm, không có việc những sách do Bác sĩ quan cất giữ là không bị thiêu đốt, nhân đó Bác sĩ quan vốn không tàng trữ “Thi” “Thư” Bách gia ngữ.
Thứ 2: “Bách
gia ngữ” là những sách nào?
Thông
thường cho rằng, “Bách gia ngữ” tức sách của bách gia chư tử. Chu Di Tôn 朱彝尊 trong
Bộc Thư Đình tập – Tần Thuỷ Hoàng luận 曝书亭集 - 秦始皇论 thậm chí cho rằng, bản ý của Lí Tư 李斯là đốt sách của chư tử, nhưng nếu chỉ đốt sách của chư
tử mà không đốt “Thi” “Thư”, thì “tà thuyết” của chư tử sẽ có sự phụ hoạ khiên
cưỡng, cho nên không thể không liên đồng thiêu huỷ “Thi” “Thư”.
Vương
Sung 王充 trong
Luận hành – Thư giải 论衡 - 书解thì cho rằng:
Tần tuy vô đạo, bất phần chư tử. Chư tử xích
thư, văn thiên câu tại.
秦虽无道, 不燔诸子. 诸子尺书, 文篇俱在.
(Tần tuy vô đạo, không đốt
sách chư tử. Sách của chư tử, các thiên văn đều còn)
Lưu Hiệp 刘勰trong Văn tâm
điêu long – Chư tử 文心雕龙 - 诸子cũng cho rằng:
Bạo Tần liệt hoả, thế viêm Côn Cương, nhi yên liệu chi độc, bất cập chư
tử.
暴秦烈火, 势炎昆冈, 而烟燎之毒, 不及诸子.
(Ngọn lửa hừng hực của bạo Tần,
sức nóng như lửa đốt ở Côn Cương, mà ngọn lửa tàn độc ấy, không đến được chư tử.)
Thời cận đại, Phạm Văn Lan 范文澜khi chú mấy câu của Lưu Hiệp cho rằng, sách của chư tử
từng quyển không nặng, dễ cất giấu nơi hốc núi, nơi vách nhà, cho nên không gặp
phải ngọn lửa của nhà Tần. Cách giải thích này dường như không hợp với nguyên ý
của Lưu Hiệp. Nhưng nhìn từ tình hình lưu truyền các sách của các nhà Đạo,
Pháp, Danh, Mặc, Âm Dương, quả thực Tần Thuỷ Hoàng chưa thiêu huỷ sách của bách
gia.
Còn có học giả cho rằng “Bách gia ngữ” chỉ sách của Tung hoành gia 纵横家, nhân vì người đời Hán thường xưng thuật tung hoành là “bách gia chi thuật” 百家之术, như trong Sử kí – Cam Mậu liệt truyện 史记 - 甘茂列传có nói.
Thứ 3: Hiệu
lực thực tế của “phần thư lệnh” được bao nhiêu?
Tuy triều
đình ban bố “phần thư lệnh”, nhưng sự thực thiêu huỷ hết sách là rất khó. Tư Mã
Thiên 司马迁 chỉ
ra rằng: Trừ sách của nước Tần ra, sử thư của 6 nước bị thiêu huỷ triệt để,
“Thi” “Thư” hãy còn tro tàn. Trong Sử kí
– Lục quốc niên biểu đệ tam 史记 - 六国年表第三 nói rằng:
Tần kí đắc ý, thiêu thiên hạ “Thi”, “Thư”,
chư hầu sử kí vưu thậm, vi kì hữu sở thích cơ dã. “Thi”, “Thư” sở dĩ phục kiến
giả, đa tàng nhân gia, nhi
sử kí độc
tàng Chu thất, dĩ cố diệt.
秦既得意, 烧天下 “诗”, “书”, 诸侯史记尤甚, 为其有所剌讥也. “诗”, “书” 所以复见者, 多藏人家, 而史记独藏周室, 以故灭.
(Tần thống
nhất được sáu nước, thiêu huỷ “Thi”, “Thư” trong thiên hạ, sử kí của chư hầu
càng bị nặng, nên bị châm biếm. “Thi” “Thư sở dĩ thấy lại được là do bởi đa phần
được cất giữ ở nhà dân, còn riêng sử kí tàng trữ tại Chu thất, vì cớ đó mà bị
huỷ diệt)
Học giả
đời sau đa phần cho rằng không mà cũng không thể thiêu đốt hết sách trong thiên
hạ. Trịnh Tiều 郑樵thời Tống, Khang Hữu Vi 康有为.
Chương Thái Viêm 章太炎 thời
cận đại đối với vấn đề này đều chỉ ra chứng cứ. Thậm chí Trịnh Tiều còn nói rằng:
Tần nhân phần thư nhi thư tồn, chư nho
cùng kinh nhi kinh vong (1)
秦人焚书而书存, 诸儒穷经而经亡
(Người Tần đốt sách mà sách còn, chư nho chuyên tâm nghiên cứu kinh thư cổ tịch mà kinh thư cổ tịch bị mất)
5- Người bị
chôn sống trong vụ “khanh nho” là những ai?
- Có
quan điểm cho rằng: Những người bị chôn sống là phương sĩ. Nguyên nhân của sự kiện
khanh nho, tức nhân vì hai phương sĩ được Tần Thuỷ Hoàng uỷ phái đi tìm thuốc
trường sinh bất lão là Hầu Sinh 侯生, Lư Sinh 卢生 bỏ trốn. Tần Thuỷ Hoàng cả giận, lập tức hạ lệnh
khanh sát một số lượng lớn nho sĩ.
- Có
quan điểm lại cho rằng: Những người bị chôn sống là nho sĩ. Ý nghĩa của phương
sĩ 方士 và thuật sĩ 术士 (dạng phồn thể 術士
- ND) tuy cùng đều là quần thể chức nghiệp trường sinh tiên thuật, nghiên cứu
tinh tú thiên văn, nhưng ở một số cổ tịch, thuật sĩ còn có một ý nghĩa khác. Chữ
术 (thuật)
(dạng phồn thể là 術 - ND) trong 术士 (thuật sĩ) là chữ
giả tá, đồng với chữ 述 (thuật), cũng xưng
là 述士 (thuật sĩ). Trong Lễ
kí – Học kí 礼记 - 学记có nói:
Nghĩ tử thời thuật chi
蛾子时术之
(Kiến con từ lúc nhỏ đã học tập cách ngậm bùn đắp tổ)
Cho nên
术士 (thuật sĩ) và 述士 (thuật sĩ) về ý nghĩa như nhau.
Học giả
cổ đại tuân tùng tín điều của Khổng Tử “tín nhi hiếu cổ, thuật nhi bất tác” 信而好古, 述而不作, “học thuật” 学述 (学术) mà không tự sáng
tác cái mới, đây cũng là bản nguyên và nghĩa gốc của từ 学术 (học thuật). Nho sinh thời cổ đều học kinh điển Khổng
Mạnh, được xưng là “thuật sĩ” 述士 cũng là việc đương nhiên. Nhân đó, trong Sử kí 史记 quyển
121 – Nho lâm liệt truyện 儒林列传 có chép “khanh thuật sĩ” 坑术士,
tức khanh sát nho sinh.
- Lại
còn có một quan điểm nữa, cho rằng: “phần thư khanh nho” quả thực khanh sát
không ít người, trong đó có nho sinh mà cũng có thuật sĩ. Ví như, tiểu thuyết lịch
sử Đại Tần đế quốc 大秦帝国, tác giả Tôn
Hạo Huy 孙皓晖 cho rằng, có một bộ phận học giả cùng quan điểm với
Vương Lập Quần 王立群群, cho rằng những người bị Tần Thuỷ Hoàng chôn sống
toàn là thuật sĩ, nhưng ông không dám gật bừa quan điểm này là tuyết đối đúng.
Căn cứ vào Tư Mã Thiên và những ghi chép của
các học giả khác, quả thực Tần Thuỷ Hoàng có khanh nho, còn khanh sát cả thuật
sĩ, về điểm này trong sử thư có ghi chép (2) .
(Hết)
Chú của
nguyên tác
1- Lí Điện Nguyên 李殿元:
Quan vu “phần thư khanh nho” nghiên cứu
đích kỉ cá vấn đề 关于 “焚书坑儒” 研究的几个问题. Văn sử tạp chí, năm 2007, kì 6.
2- Vương Lập Quần phản đối “phần thư khanh nho” thuyết xưng lịch sử giáo khoa thư ưng tu cải 王立群反对焚书坑儒说称历史教科书应修改. Sưu Hồ văn hoá 搜狐文化. 2009 – 04-21 [dẫn dụng nhật kì 2014 – 08 – 10]
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 27/8/2022
Nguồn
https://baike.baidu.com/item/%E7%84%9A%E4%B9%A6%E5%9D%91%E5%84%92/285421